Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Điện Biên Phủ và mưu đồ của những cường quốc

21:26 19/07/2016 - Góc nhìn
62 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, thảm bại của quân đội Pháp tại Việt Nam vẫn là vấn đề được phân tích, bình luận trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin được giải mật trên báo chí cho thấy, chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là chiến thắng của nước Việt Nam nhỏ bé với Thực dân Pháp sừng sỏ mà còn là bài học lớn cho các nước...

Ngày 7/5/1954, ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của QĐND Việt Nam anh hùng tung bay trên nóc hầm Đờ Cát-tơ-ri, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Ảnh:TL

Âm mưu sâu xa của Mỹ

Ngay kể cả trước khi bị thất thủ tại Điện Biên Phủ, báo chí Pháp vẫn thể hiện sự “lạc quan” về một chiến thắng vang dội. Một loạt tờ báo lớn như France-Soir hay L’Aurore, Le Monde đăng tải nhiều bài viết nhận định, “năm 1954 là năm chiến thắng của chúng ta”, “cú đánh điếng người của Navarre vào quân Việt”. Hy vọng tràn trề khiến dư luận Pháp và Mỹ - đồng minh thân cận của Pháp khi đó thất vọng và không thể hiểu nổi vì sao một tập đoàn cứ điểm được trang bị các loại vũ khí, khí tài tối tân nhất thời điểm đó lại thất thủ. Truyền thông Mỹ và Pháp sau đó đã nhiều lần tìm và tiếp cận những hồ sơ bí mật của cả 2 bên về chiến dịch này. Những tài liệu về Điện Biên Phủ sau khi được giải mật cho thấy, các điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã âm thầm theo sát diễn biến của cuộc đối đầu giữa quân đội Pháp và Việt Minh để thực hiện mưu đồ của mình.

Những gì được báo chí đề cập trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy, trong giai đoạn 1950-1954, các báo cáo được gửi về Lầu Năm Góc mỗi ngày với hàng ngàn trang tài liệu. Các công văn, điện tín, ghi âm của các cuộc nói chuyện được nghe lén... của các mật vụ Mỹ cho thấy, Điện Biện Phủ đã trở thành chiến địa của nhiều thế lực quốc tế.

Những tài liệu của CIA được giải mật trên báo chí đã phác thảo nên chân dung của những chính trị gia Pháp bạc nhược, hèn nhát, thiếu quyết đoán và bất lực. Sức mạnh của Pháp đã bị suy giảm kể từ sau Thế chiến thứ II, Điện Biên Phủ là cơ hội tuyệt vời để Paris phô trương thanh thế nhưng lại bị sa lầy. Ngân sách của Pháp cạn kiệt dần buộc Paris phải kêu gọi sự giúp đỡ tài chính của Mỹ để tiếp tục tham chiến. Điều đáng nói là các quan chức Pháp thường “phóng đại” những khó khăn tài chính để nhận được nhiều tiền hơn từ Mỹ và đẩy nhanh tốc độ giải ngân. Tất nhiên, người Mỹ biết rõ chiêu trò của Paris nhưng họ vẫn đáp ứng để đạt được mục tiêu đặt một chân vào Đông Dương của mình.
Câu chuyện cạn kiệt ngân khố và sự bất ổn trên chính trường Pháp đã tạo ra cơ hội hiếm có để Washington thực hiện mục tiêu làm chủ Đông Dương, đối phó với các thế lực chủ nghĩa xã hội của mình. Theo Đại sứ Mỹ tại Pháp, Paris sẽ rất nhanh phải kêu gọi viện trợ của Washington và sớm tìm cách rút chân khỏi vũng lầy Điện Biên Phủ.

Ai lợi dụng ai?

Tháng 7/1952, trong bức điện mật gửi về Lầu Năm Góc Đại sứ Mỹ Donald Heath tại Sài Gòn cho biết, thông tin từ một quan chức Anh cho biết Pháp sẽ giảm sự hiện diện của quân đội tại Đông Dương. Theo đó, Jean Le- tourneau - Bộ trưởng phụ trách các Quan hệ với các quốc gia liên kết trong cuộc gặp với các quan chức Anh ở Singapore đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đóng băng các hoạt động quân sự và rút bớt binh lính Pháp tại Đông Dương vào cuối năm 1954.

Nội dung của bức điện càng củng cố quyết tâm hiện diện tại Đông Dương của Mỹ bằng chiêu bài ủng hộ, sát cánh với đồng minh Pháp. Chỉ có điều không ai biết được rằng giữa Mỹ và Pháp ai đang lợi dụng ai. Người Pháp không phải những “tay mơ” trong cuộc chiến giành giật thuộc địa nên nhiều nhà bình luận cho rằng, chính Paris đã chủ động tung “hỏa mù” để Washington thay họ thế chân ở Đông Dương.

Tháng 12/1952, điện tín gửi về Washington đã “đọc vị” được người Pháp khi cho biết, Paris đang cố gắng dùng Đông Dương như một đòn bẩy để có được nhiều viện trợ hơn từ Mỹ. Ngoài động cơ riêng ở Đông Dương, Washington cũng sẵn sàng chi tiền để đổi lấy sự hậu thuẫn của Paris với nghị quyết kêu gọi NATO phê chuẩn một thỏa thuận hợp tác an ninh với châu Âu.

Tháng 3/1953, tài liệu được giải mật cho thấy, Baraduc - Phó trưởng phái đoàn thường trực của Pháp tại NATO cho biết, thắng lợi lớn nhất trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Pháp René Mayer là cả 2 bên đều cam kết giúp nhau đạt được mục tiêu. Mỹ sẽ tăng hỗ trợ tài chính cho Đông Dương còn Pháp sẽ hậu thuẫn Mỹ trong NATO.

“Mất cả vốn lẫn lời”

Từ tháng 5/1953, tướng Navarre - người được giao làm Tổng tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương đã cố gắng tìm một “lối thoát trong danh dự” cho quân Pháp tại Đông Dương.

Tháng 12/1953, sau trận đánh khiến hơn 40 lính Pháp thương vong, đồng minh Pháp - Mỹ giật mình nhận ra rằng, Việt Minh đã chuẩn bị mọi thứ cho một trận đánh lớn ở Điện Biên Phủ. Trong bức điện tín gửi về Lầu Năm Góc có đoạn: “Điện Biên Phủ đã bị bao vây bởi những chiến sĩ chuyên nghiệp, được dẫn dắt bởi những chuyên gia quân sự”. Người Pháp quyết định dùng đến bom napalm nhưng chính các vụ rải bom này khiến người Pháp rơi vào cái bẫy lớn hơn. Tướng Đờ Cát-tơ-ri thừa nhận, các đợt tấn công mà quân Pháp tiến hành “chỉ luôn ở vòng ngoài” mà chưa bao giờ thâm nhập được vào trận địa của quân đội Việt Nam.

Tháng 2/1954, giới chức Pháp và Mỹ không hề biết đến sự tồn tại của những ụ pháo, những hầm dã chiến dọc đường vào Điện Biên Phủ. Không một ai trong số những sĩ quan “đại tài” của Pháp và các cố vấn Mỹ nhận ra được “mùi vị của nguy hiểm” trong những đồi núi bao quanh Điện Biên.

Trong cuộc điều trần trước Ủy ban đặc biệt (được chính quyền Pháp thành lập tháng 3/1955), Tướng bại trận Đờ Cát-tơ-ri thừa nhận chỉ biết đến những con đường vận chuyển pháo và tiếp tế nhu yếu phẩm khi bị bắt làm tù binh. Ngay cả các máy bay trinh sát của Pháp không thể phát hiện ra được tuyến đường này do “bộ đội Việt Nam ngụy trang rất giỏi”.

Trong bức điện đề ngày 14/3/1954, Lầu Năm Góc đã nhận được thông tin về Tướng Jean-Louis Rondy - nạn nhân đầu tiên khiến Mỹ có dự cảm không lành về Điện Biên Phủ.

Ngày 6-7/5/1954, sự im lặng đáng sợ bị thổi bay bằng hàng loạt đạn pháo, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp ở Đông Dương. Điều đáng sợ hơn cả đối với người Pháp trong thảm bại này là sự nhục nhã, đồng minh Mỹ cũng mất “cả vốn lẫn lời” sau chiến dịch.

Thất bại đáng hổ thẹn này khiến người Pháp buộc phải thành lập Ủy ban đặc biệt để điều tra và tìm ra nguyên nhân. Chỉ có điều những tranh chấp trong nội bộ chính quyền, mâu thuẫn nội bộ giữa các chính trị gia và tướng lĩnh quân đội buộc Ủy ban này phải đưa ra một kết luận mang tính chung chung: “quyết định tiến hành trận Điện Biên Phủ là một sai lầm mà tướng Navarre có thể đã không vấp phải nếu có thời gian lãnh đạo dài hơn, đủ để đánh giá đúng về khả năng hậu cần của đối thủ, cũng như các đặc thù của trận địa”.

Với Mỹ, cuộc đấu cân não mà Washington muốn lợi dụng Pháp để châm ngòi với các nước xã hội chủ nghĩa đã thất bại ngay từ trận đầu, buộc Nhà Trắng và Lầu Năm Góc phải theo đuổi kế hoạch B. Đáng tiếc kế hoạch này cũng đẩy Mỹ sa lầy vào một cuộc chiến kéo dài đến tận 30/4/1975 và thất bại ê chề không kém gì quân đội Pháp đã phải trải qua

Từ tháng 3/1952, Đại sứ Mỹ tại Pháp trong những báo cáo gửi về Washington đã mô tả rõ Đông Dương đang trở thành “vấn đề chính trị” của Paris. Thời điểm mà Thủ tướng Antoine Piany vừa lên nắm quyền, người Mỹ đã nhận định, khó khăn về tài chính sẽ khiến chính trị gia này sớm phải ra đi. Trên thực tế, Thủ tướng này cũng chỉ tại vị được mấy tháng ngắn ngủi là từ tháng 3/1952 đến tháng 1/1953.


Hân Hân
© Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top