Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đánh thức giá trị không gian văn hóa Quốc Tử Giám (Hà Nội)

21:52 26/09/2021 - Văn hóa xã hội
Sáng 26/9, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp Dự án phi lợi nhuận về Văn hóa và Giáo dục Gavisto Diplomat tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đánh thức tiềm năng văn hoá Việt”.

Thí sinh cùng người thân tới khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may trước kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tọa đàm thu hút đông đảo giới trẻ trong cả nước tham gia.

Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám được hình thành từ thế kỷ 11, là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi tôn vinh đạo học và tinh thần hiếu học của dân tộc qua nhiều thế kỷ. Hệ thống bia Tiến sĩ, Văn Miếu Môn, Khuê Văn Các… là những giá trị nổi bật của cả quần thể di tích. Nhưng làm thế nào để thu hút cộng đồng, để người dân không chỉ đến tham quan với tư cách khách du lịch rồi ra về, để biến nơi đây thành một không gian văn hoá sinh động, qua đó truyền tải những giá trị văn hoá tốt đẹp của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, của đạo học Việt Nam không phải là vấn đề đơn giản.

Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: Trong thời gian giãn cách, Văn Miếu không thể đón khách, đường đi mọc rêu, nguồn thu không có; vượt lên tất cả, Trung tâm đã áp dụng công nghệ mới trong phát huy giá trị di tích, nghiên cứu lại giá trị, xây dựng sản phẩm phục vụ khách sau khi phục hồi.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi nuôi dưỡng giá trị truyền thống có sức sống qua thời gian. Vì vậy, việc đầu tiên phải giữ nguyên tắc những gì thuộc về truyền thống, không thể làm mới. Chỉ những vấn đề mà du khách nhận diện chưa đúng thì phải làm cho khách hiểu đúng (ví dụ như việc sờ đầu rùa cầu học tốt, lễ bia hạ mã...). Điều quan trọng, Trung tâm đang tìm cách đưa giá trị truyền thống đến gần hơn những người tham quan, để hiểu hơn, ứng xử với di tích bằng những biện pháp mới mẻ.

Trong buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu, chuyên gia đã đưa ra nhiều đề xuất, giải pháp để Văn Miếu - Quốc Tử Giám có thể trở thành một không gian văn hóa sống động. Theo ông Trương Quốc Toàn, cố vấn cho hoạt động phát huy giá trị du lịch của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dịch COVID-19 làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có nhu cầu tham quan.

Điều nhìn thấy rõ nhất là xu hướng cá nhân hóa tham quan di tích, khách không đi theo đoàn lớn mà đi theo nhóm nhỏ. Xu hướng tiếp theo là số hoá việc tham quan điểm đến. Chính vì thế, nhu cầu tham quan khám phá đi theo hướng chuyên biệt, phụ thuộc vào xu thế tìm hiểu khám phá của khách, chuyên sâu hơn, tùy theo trình độ, lối sống; đồng thời, phải ứng dụng công nghệ giúp trải nghiệm du lịch trong quá trình tham quan hấp dẫn hơn. Điều đó tạo đòi hỏi rất lớn cho các điểm tham quan cần thay đổi, chuyển mình cho phù hợp.

Đầu tháng 9 vừa qua, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp Dự án phi lợi nhuận về Văn hóa và Giáo dục Gavisto Diplomat và các đơn vị liên quan ra mắt dự án Không gian Văn hoá Quốc Tử Giám. Dự án hướng đến mục tiêu làm sao đưa di tích trở thành không gian mở, nơi sinh hoạt chung của nhiều ý tưởng yêu di sản nói chung. Chỉ trong chưa đầy một tháng, dự án đã nhận được sự tương tác của 1.500 người. Các thông tin đăng tải về lịch sử, văn hoá, đạo học, truyền thống khoa bảng… nhận được rất nhiều tương tác. Đây chính là một trong những tìm tòi của Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám để di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến gần hơn với công chúng.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top