Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

“Đại học đừng học đại” - Cần làm gì để không lãng phí 4 năm Đại học?

Được tổ chức bởi Young+Mentor và Đoàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân, talkshow “Đại học đừng học đại” đã cung cấp cho các bạn sinh viên một cái nhìn tổng quan về học tập tại môi trường đại học, cũng như đưa ra các tư vấn, lời khuyên bổ ích giúp các bạn sinh viên học tập hiệu quả hơn.

Vào 18h30 ngày 25/11 vừa qua, Youth+Mentor cùng với Đoàn trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và Edutalk - Nền tảng tìm kiếm và đặt lớp học đã tổ chức thành công Talkshow “ĐẠI HỌC ĐỪNG HỌC ĐẠI” với sự tham gia của của đông đảo sinh viên trên toàn quốc.

Được biết, Talkshow tháng 11 “Đại học đừng học đại” nằm trong chuỗi sự kiện “Passport to the future” được tổ chức với mục đích giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quan toàn diện và có hành trang đầy đủ vững bước vào tương lai. Đồng hành cùng chương trình có anh Trần Bằng Việt - CEO của Đông A Solutions, anh Vũ Quốc Đạt - giám đốc phát triển khách hàng Unilever chi nhánh miền Bắc và chị Trần Quỳnh Giang - Á khoa đầu ra trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Trong buổi talkshow, các vị diễn giả đã có những chia sẻ rất nhiều những câu chuyện ý nghĩa và truyền cảm hứng tới các bạn sinh viên. Theo chị Trần Quỳnh Giang, Tiếng Anh là thứ các bạn sinh viên đều nên học vì nó sẽ giúp bạn có mức lương cao hơn và có quyền lựa chọn nhiều công việc hơn. Chị cũng khuyên các bạn sinh viên rằng nên làm những công việc đem lại kĩ năng, giá trị để không bỏ lỡ thời gian “vàng” thời đại học, nhưng việc học vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.

Diễn giả Trần Quỳnh Giang, Á khoa đầu ra trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khóa luận 9.8/10

Về phía diễn giả Trần Bằng Việt, anh cho rằng các bạn sinh viên nên sớm nhìn rõ mục đích của bản thân và đi đến cùng với mục tiêu đó. Các yếu tố quan trọng không chỉ nằm ở kiến thức mà còn là kĩ năng và thái độ, các bạn sinh viên hãy tìm kiếm cơ hội cải thiện kĩ năng qua: Đoàn, Hội, tình nguyện, hoạt động trong các nhóm, học hỏi bạn bè hay năng đọc sách hoặc xin lời khuyên từ chuyên gia.

Ông Trần Bằng Việt, CEO của Đông A Solutions

Một câu hỏi được các bạn sinh viên rất quan tâm là điểm GPA có quan trọng hay không? Trả lời cho câu hỏi này, anh Vũ Quốc Đạt cho rằng điểm 2 năm chuyên ngành rất quan trọng. Anh cũng chia sẻ thêm rằng các bạn sinh viên không nên làm thêm với mục đích đơn thuần là kiếm tiền mà nên xem xem nó có giúp mình học hỏi, phát triển được kĩ năng gì phục vụ cho công việc sau này không. Anh cũng chia sẻ rằng đừng coi thường những công việc như phục vụ, bồi bàn,... vì những công việc này giúp chúng ta nâng cao kĩ năng nói, truyền đạt, lắng nghe, chăm sóc khách hàng… và đây đều là những kĩ năng sẽ giúp chúng ta thành công trong tương lai.

Anh Vũ Quốc Đạt, Giám đốc phát triển khách hàng Unilever chi nhánh miền Bắc

Cùng với sự góp mặt của những diễn giả giàu kinh nghiệm, Talkshow Đại học đừng học đại đã thành công để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người tham gia. Đây sẽ là khởi đầu tuyệt vời cho các chương trình sắp tới của chuỗi sự kiệnPassport to the future.

Cả 3 diễn giả đều rất hài lòng về chương trình, đặc biệt anh Trần Bằng Việt còn gửi lời khen ngợi tới không khí của talkshow và sự chuẩn bị chu đáo của BTC chương trình. Về phía MC, chị Tuệ Linh - nữ MC duyên dáng đã nhiều lần hợp tác với Youth+ Mentor cũng chia sẻ sự yêu mến dành cho chương trình nói riêng cũng như Youth+ Mentor nói chung. Chính sự nhiệt huyết và chỉn chu của BTC là điều đã khiến chị Tuệ Linh muốn được tiếp tục đồng hành cùng Youth+ Mentor.

Phỏng vấn về cảm nhận của bản thân hậu sự kiện, bạn Hồ Thu Phương - tân sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ rằng: “Mình thật sự cảm thấy talkshow rất bổ ích và giúp mình học được nhiều điều. Các diễn giả tham gia rất tích cực chia sẻ những câu chuyện của bản thân một cách chân thành và sâu sắc nhất, và đó là điều mình ấn tượng nhất. Mình hy vọng có thể tham gia những talkshow chất lượng như thế này thêm nhiều lần nữa!”

Tùng Nguyễn

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top