Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đại học Đông Á và hành trình 11 năm tri ân Gạc Ma

23:42 14/03/2024 - Văn hóa xã hội
Ngày 14/3, tại lễ dâng hương tưởng niệm 36 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2024) tổ chức tại đình làng Nại Nam, Đà Nẵng, trường Đại học Đông Á trao 10 suất hỗ trợ (trị giá 1 triệu/suất) đến gia đình thân nhân liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma.

Theo đó, các suất hỗ trợ được trao đến gia đình thân nhân liệt sĩ hy sinh tại đảo Gạc Ma 14/3/1988 trên địa bàn Đà Nẵng. Đó là gia đình các liệt sĩ: Nguyễn Hữu Lộc, Trương Quốc Hùng, Phan Văn Sự (Hoà Cường Bắc), Nguyễn Phú Đoàn, Lê Văn Xanh (Hoà Cường Nam), Trần Mạnh Việt (Bình Hiên), Phạm Văn Lợi (Khuê Trung), Trần Tài (Hoà Cường Bắc), Lê Thế (An Hải Tây), Nguyễn Bá Cường (Điện Bàn, Quảng Nam).

Trao các phần quà đến gia đình thân nhân liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma_Ảnh: PV. 

Đây là năm thứ 11 liên tiếp Đại học Đông Á đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Gạc Ma ý nghĩa này – sự kiện nhắc nhở về dấu son lịch sử thể hiện lòng trung thành của người lính quyết tâm bảo vệ đến cùng từng tấc đất, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc. Thầy Lương Minh Sâm - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đông Á đã thành kính tri ân, thăm hỏi và trao quà tri ân đến các gia đình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma tại chương trình.

Tham dự tại buổi lễ, các bạn sinh viên Đại học Đông Á đã cùng nhau dành lòng biết ơn, thành kính dâng hương tri ân đến 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Thầy Lương Minh Sâm, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Đông Á thắp nén hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ_Ảnh: PV. 

Là một trong số các sinh viên được vinh dự tham dự Lễ dâng hương, tri ân 36 năm Gạc Ma diễn ra tại Đà Nẵng năm nay, Trần Đình Mệnh Định – sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thông tin ĐH Đông Á vô cùng xúc động. Định kể, bạn đã được nghe về hành trình tri ân 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hi sinh tại đảo Gạc Ma qua những thước phim, những hình ảnh sinh động trong chương trình học tập đầu khoá ngay từ ngày đầu nhập học tại trường. Bạn ấp ủ mong muốn được tham gia lễ tri ân, được trực tiếp lắng nghe câu chuyện từ các cựu binh và chia sẻ từ thân nhân liệt sĩ Gạc Ma,… và bây giờ đã sắp thực hiện được mong muốn “làm đầy” hành trang giá trị trách nhiệm của người sinh viên trong khoá học tại Đại học Đông Á đó.

Được tham dự Lễ tưởng niệm dịp 30 năm Gạc Ma vào năm 2018, được cùng các bạn sinh viên nghe các cựu binh kể về hành trình chiến đấu và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc của những ngày tháng 3/1988 hào hùng, chứng kiến ban giám hiệu Đại học Đông Á trực tiếp trao 15 suất quà (trị giá 20 triệu đồng) đến các cựu binh và gia đình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma, Phan Thanh Long – cựu sinh viên Đại học Đông Á khoá 15 vẫn nguyên tâm trạng bồi hồi tự hào mỗi khi nhắc về. Với Thanh Long, “Hành trình tuổi trẻ của người sinh viên thêm ý nghĩa và trưởng thành hơn rất nhiều từ những chuyến đi, những trải nghiệm với “dữ kiện lịch sử” vô cùng quý giá như thế, để người trẻ thấu hiểu hơn, vun bồi lòng tri ân và sống trách nhiệm hơn.”

Trước đó, trong chương trình lễ khánh thành cơ sở Đại học Đông Á tại 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 2016, Thanh Long cũng đầy xúc động khi được tham dự phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ của dân tộc, các liệt sĩ hải chiến Trường Sa đã ngã xuống vì Trường Sa máu thịt của Tổ quốc sau nghi thức chào cờ trang trọng.

Đoàn viên sinh viên ĐH Đông Á dâng hương tưởng niệm_Ảnh: PV. 

Cùng với đó, bạn cũng tham gia trong nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa do Đoàn Thanh niên Đại học Đông Á tổ chức ngay trong dịp này. Các bạn đoàn viên sinh viên ĐH Đông Á đã đến thăm nom, dọn dẹp nhà cửa, tặng quà và kiểm tra huyết áp – tim mạch cho các mẹ liệt sĩ hải chiến Trường Sa đang sinh sống trên địa bàn Hòa Cường, Đà Nẵng. Bên cạnh đó, hướng về Trường Sa, các đoàn viên sinh viên cũng thực hiện công trình thanh niên: bản đồ Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cách điệu bằng hai ngôi sao, bên dưới là dòng chữ khẳng định chủ quyền “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” trong khuôn viên trường. Đồng thời, trong 3 tủ sách được trưng bày tại khuôn viên Công viên văn hoá đọc Đại học Đông Á, có một tủ sách được mang tên chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa.

Luôn thầm lặng đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Gạc Ma suốt 11 năm qua, T SNguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Đại học Đông Á bày tỏ, những thế hệ Việt Nam luôn dành lòng thành kính tri ân, niềm tự hào trước “vòng tròn bất tử” Gạc Ma - hình tượng mang tính giáo dục truyền thống trách nhiệm cộng đồng và đất nước. Đặc biệt là truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho việc giáo dục giá trị văn hoá trách nhiệm của các bạn sinh viên – thế hệ trẻ hôm nay biết hun đúc từ lòng biết ơn, biết nỗ lực hơn trong học tập, làm việc và sẵn sàng dấn thân và cống hiến.

Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng ĐH Đông Á cũng chia sẻ, hành trình gieo hạt giống “lòng trách nhiệm” vào trái tim những người trẻ đã được Đại học Đông Á thực hiện xuyên suốt từ những ngày mới thành lập đến nay. Trong hành trình trách nhiệm với đất nước, ĐH Đông Á luôn là đơn vị đã sớm đồng hành với nhiều hoạt động hướng về biển đảo bằng các hoạt động cụ thể như: nhắn tin ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa”; quyên góp hơn 100 triệu đồng để ủng hộ lực lượng chấp pháp bảo vệ chủ quyền Biển Đông; trao tặng 200 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân đang ngày đêm bám biển tại ngư trường Hoàng Sa; tham gia triển lãm "Quần đảo Hoàng Sa-Chủ quyền của Việt Nam" và trao tặng Bảo tàng Đà Nẵng bức tranh cát thể hiện bản đồ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa; hỗ trợ gia đình ngư dân gặp nạn trên biển, chia sẻ cùng gia đình thân nhân liệt sĩ Gạc Ma, thân nhân các tử sĩ Hoàng Sa,…

Đầu năm 2023, triển lãm và tuyên truyền biển đảo “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” được tổ chức tại Đại học Đông Á. Trong đó, các bạn sinh viên được nghe tình hình thời sự chủ quyền Biển đông của Việt Nam do chính Lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc chia sẻ. Triển lãm cũng giới thiệu những dữ liệu lịch sử quý giá (bao hình ảnh, bản đồ, tư liệu) về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thanh Bình 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top