Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hệ sinh thái biển miền Trung có dấu hiệu hồi phục tích cực

Sáng 20/9, tại cuộc giao ban báo chí thường kỳ của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố một số thông tin liên quan đến sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn phát biểu tại giao ban. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Theo đó, một số thông tin đã được 3 Bộ công bố với báo chí là vấn đề môi trường biển; việc khai thác và sử dụng hải sản tại vùng biển 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế sau sự cố môi trường biển làm hải sản chết trong tháng 4/2016.

Ngay sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình quan trắc, đánh giá chất lượng nước biển, trầm tích và các hệ sinh thái trong thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 5/2016 trên phạm vi 8 tỉnh từ Thanh Hoá đến Quảng Nam. Tháng 8/2016, tiếp tục thực hiện quan trắc bổ sung vị trí để kiểm tra lại mức độ ô nhiếm phenol trong môi trường nước biển tại một số khu vực.

Trên cơ sở điều tra, đánh giá mức độ, vi phạm ô nhiễm môi trường biển do sự cố môi trường gây ra tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đi đến kết luận về cơ bản hầu hết các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép. "Chất lượng môi trường nước biển tại tất cả các khu vực được quan trắc đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10-MT: 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thuỷ sản và bảo tồn thuỷ sinh", Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.

Để khẳng định thêm việc chất lượng môi trường nước biển đã đạt quy chuẩn đối với nuôi trồng hải sản và trả lời câu hỏi liệu ăn cá và hải sản trong thời gian này đã đủ an toàn? Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ cũng đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành triển khai lấy mẫu các loại hải sản, kiểm nghiệm độ an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, độc học, sức khoẻ tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Kết quả nghiên cứu, kiểm chứng tại các Phòng Kiểm nghiệm của trường Đại học Osaka (Nhật Bản) và Trung tâm các giải pháp của Singapore được biết đều trùng khớp, đồng nhất với các kết quả kiểm nghiệm hải sản với 2 Viện nghiên cứu của Việt Nam. Qua đó, có thể khẳng định, tất cả các loại hải sản tại 4 tỉnh miền Trung và 3 tỉnh nhóm chứng đều không phát hiện bất kỳ mẫu nào có Xyanua - chất được xác định là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt; các chỉ số đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn theo quy định.

Từ kết luận trên, Bộ Y tế cho biết tất cả những loại hải sản sống tại tầng nổi và hải sản tại đầm nuôi của 4 tỉnh ven biển miền Trung như: cá ngừ, cá thu, cá nục, cá chỉ vàng, cá bò, cá cam,... đều đảm bảo an toàn để sử dụng làm thực phẩm. 

Tuy nhiên, Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân, để đảm bảo sức khoẻ thì không sử dụng các loại hải sản sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý như ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối... vì chưa đảm bảo độ an toàn chất lượng. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường truyền thông hướng dẫn người dân phân loại hải sản chưa đảm bảo chất lượng và chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo khai thác, sử dụng hải sản an toàn theo đúng hướng dẫn các Bộ đã ban hành trước đó.

Về vấn đề giám sát an toàn thực phẩm hải sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, công tác tổ chức giám sát được thực hiện tại các cảng cá, bến cá khi tàu vào bờ và lưu ý về các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở 4 tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. 

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra khuyến cao với ngư dân là chưa khai thác tại 3 khu vực biển: Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Sơn Trà (Thừa Thiên - Huế). Đồng thời, không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy... trong vùng biển 20 hải lý trở vào bờ tại vùng biển thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế./.

Thuỳ Dung

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.