Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cô gái nhỏ mang nghị lực lớn

Tết đối với nhiều người là sum họp, đoàn viên còn đối với những số phận kém may mắn khác, Tết lại là nỗi lo toan làm việc, kiếm tiền để nuôi sống bản thân và trang trải học phí. Em Trần Thị Phượng là một trong những mảnh đời kém may mắn đó.

 

Phượng - hàng thứ nhất, thứ 4 từ trái sang nhận học bổng Thắp sáng niềm tin năm 2016.

Bông hoa hiếu học của xứ Nghệ

Nghệ An vốn được coi là mảnh đất nghèo, nên gia cảnh nhà Phượng khó khăn là chuyện cũng không mấy xa lạ.

Bố mẹ li dị, anh chị của Phượng được mẹ gửi dì chăm, còn Phượng may mắn hơn được ở với mẹ.

Tuy nhiên, khoảng thời gian sống cùng mẹ của Phượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mẹ em vào Nam làm thuê, để lại em – một cô bé học lớp 4, mới chỉ có 10 tuổi tự lo, tự chăm sóc cho bản thân mình.

Cuộc sống của Phượng quanh năm chỉ biết tới món măng rừng, ngày ngày lên rừng kiếm củi rồi lại quay về đi làm hương kiếm sống.

Những ngày mưa cũng như nắng, lúc đau ốm hay khỏe mạnh, lúc buồn hay lúc vui, Phượng cũng chỉ một mình. Không ai chăm sóc, chẳng người chở che.

Đối với mỗi đứa con, tình yêu thương của bố mẹ là điều thiêng thiêng hơn bao giờ hết. Nhưng có lẽ, Phượng không may mắn có được điều đó. Song  với ý chí, sự kiên cường của mình, em đã cố gắng học tập và vươn lên, luôn là học sinh xuất sắc trong suốt 12 năm học vừa qua. Gần đây, nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi, Phượng còn được nhận học bổng quốc gia "vì bạn xứng đáng", "thắp sáng niềm tin"...

Trong thời gian ôn thi Đại học, em vừa đi làm hương vòng vừa tự ôn thi ở nhà, Phượng không đi học gia sư hay bất kì lò luyện thi nào.

Năm 2016, với niềm đam mê báo chí, Phượng thi đỗ vào Khoa Viết văn - Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, với số điểm 24. Đạt được số điểm cao như thế, với Phượng điều đó thật không dễ dàng.

Mong ước giản dị

Thi đỗ vào Khoa Viết văn - Báo chí, trường ĐH Văn Hóa Hà Nội, Phượng lại tiếp tục nai lưng kiếm sống, vừa học vừa làm. Cuộc sống ở thủ đô chưa bao giờ là dễ dàng với một cô bé nghèo như em.

Ngoài những giờ học trên lớp, Phượng đi làm gia sư, làm thêm… Không thể hình dung ra một cô bé nhỏ nhắn lại có đủ sức khỏe tranh thủ cuối tuần hoặc thời gian rảnh rỗi dọn dẹp thuê với số tiền ít ỏi 90.000đ/buổi.

                   

 Trần Thị Phượng luôn vui vẻ, lạc quan và yêu đời, ảnh PV

Chưa có cái Tết nào gia đình Phượng được đoàn tụ cả, chính xác hơn là chưa có ngày nào gia đình Phượng có cơ hội sum họp, quây quần.

Cô gái 19 tuổi, với đôi mắt tròn xoe cùng nụ cười tươi sáng ấy hẳn đã phải rất khổ tâm và khóc rất nhiều. Em thèm được có gia đình, thèm nhận được sự yêu thương từ bố và mẹ,…

Phượng chỉ ước cho mẹ khỏe lại, Tết này em sẽ đi dọn nhà thuê góp tiền mua cho mẹ một chiếc áo thật ấm…

Có những điều ước vô cùng giản dị, chỉ là một chiếc áo ấm, chỉ là sự đoàn viên, là một mâm cơm tất niên… với nhiều người những điều đó lại trở nên cực kì khó khăn và quý giá.

                                                                                                               Hà Anh – Vân Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top