Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện, SHB hướng mục tiêu hiệu quả tốp đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023. Trong năm thứ hai của chiến lược chuyển đổi 2022-2027, SHB hướng mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả tại Việt Nam, ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất và là ngân hàng số được yêu thích nhất tại Việt Nam, qua đó đáp ứng lợi ích kỳ vọng của cổ đông.

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập và phát triển cùng đất nước, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên SHB năm nay đã cùng điểm lại những kết quả đạt được năm qua, cũng như khẳng định quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu năm 2023 và chiến lược phát triển giai đoạn mới.

Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển tại Đại hội đồngcổ đông SHB.

Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và ban điều hành, trong năm 2022, SHB đã có bước chuyển mình mạnh mẽ; các giá trị nền tảng tiếp tục được tăng cường để nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế trên thị trường, gia tăng lợi ích cho khách hàng, đối tác và các cổ đông.

Đến 31/12/2022, tổng tài sản SHB đạt gần 551 nghìn tỷ đồng, củng cố vị thế Top 5 NHTMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam; tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 407 nghìn tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng gần 399 nghìn tỷ đồng; bộ đệm vốn tự có đạt 62.577 tỷ đồng theo chuẩn Basel II.

Hiệu quả kinh doanh của SHB tiếp tục được nâng cao, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 9.689 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2021; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 24,7%, thuộc tốp đầu các NHTM hiệu quả nhất Việt Nam; hiệu quả vận hành hàng đầu thị trường với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở 22,7%.

Các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản lý rủi ro của SHB đều đạt tốt hơn so với các mức quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo các chuẩn mực quốc tế. Trong năm 2022, SHB cũng đã hoàn tất việc chuẩn bị các nền tảng để tiến tới chuyển đổi lên phương pháp tính vốn nâng cao (FIRB), triển khai áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (IFRS), đáp ứng các chuẩn mực Basel III về rủi ro thanh khoản.

Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2022 – 2027 ra mắt Đại hội đồng cổ đông.

Với những kết quả đạt được, ĐHĐCĐ SHB đã thông qua phương án chi trả cổ tức cho năm 2022 với tỷ lệ 18%, trong kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 36.600 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 NHTMCP tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Trong quá trình hoạt động, SHB cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và đều đặn nhất trên thị trường.

Cũng trong năm 2022, SHB đã triển khai nhiều dự án về chuyển đổi số, qua đó góp phần tạo động lực tối ưu hóa quy trình vận hành và tăng cường trải nghiệm cho khách hàng, gia tăng hiệu quả trong phát triển dịch vụ và chiến lược ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Với những nỗ lực không ngừng trong tăng cường năng lực tài chính, phát huy hiệu quả trong kinh doanh, uy tín và vị thế của SHB được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong năm 2022, Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm SHB ở mức B1, triển vọng tích cực. Nhiều định chế tài chính lớn như WB, ADB, IFC, KfW… đã đẩy mạnh hợp tác với SHB qua những khoản tài trợ, đầu tư trị giá hàng trăm triệu USD.

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên SHB lần thứ 31.

Những kết quả đạt được trong năm 2022 cũng là cơ sở quan trọng để thương hiệu SHB có bước nhảy vọt ấn tượng, tăng 36 bậc trong bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới, theo Brand Finance công bố đầu năm 2023.

Lan tỏa những giá trị đạt được, trong năm 2022 SHB đã tích cực triển khai nhiều hoạt động cộng đồng, nhiều chương trình ưu đãi và hỗ trợ khách hàng, cũng như tiên phong thực hiện các chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt trong phát triển tín dụng xanh, tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên.

Nâng cao an toàn và hiệu quả hoạt động, gia tăng lợi ích cho cổ đông

Năm 2023, đánh dấu tròn 30 năm thành lập, toàn hệ thống SHB quyết tâm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, tạo đà cho giai đoạn phát triển tiếp theo. 2023 cũng là năm thứ hai trong chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2022-2027 của SHB.

Theo đó, ĐHĐCĐ SHB nhấn mạnh định hướng nâng cao an toàn và hiệu quả hoạt động, hướng tới các chuẩn mực quốc tế cao hơn, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, kiện toàn bộ máy nhân sự và phát triển mạnh mẽ bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Qua đó, SHB sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh các sản phẩm, dịch vụ trên trị trường, gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông SHB.

Với tỷ lệ đồng thuận cao, ĐHĐCĐ SHB đã thông qua các nghị quyết, bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023 với tổng tài sản đạt khoảng 600.000 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt trên 36.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên 10.200 tỷ đồng; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) trên 12% theo chuẩn mực Basel II; kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; tỷ lệ cổ tức dự kiến 15% và qua đó dự kiến vốn điều lệ đạt trên 40.000 tỷ đồng.

Ngay những tháng đầu năm 2023, SHB đã đẩy mạnh triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch và tiếp tục ghi nhận những nguồn lực bổ sung quan trọng. Với sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, SHB đang thực hiện các bước cần thiết để xúc tiến kế hoạch chuyển nhượng cổ phần SHB Finance cho Ngân hàng Krungsri Thái Lan (thuộc Tập đoàn MUFG, Nhật Bản). Giao dịch này dự kiến sẽ mang lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông.

Báo cáo tại Đại hội, HĐQT và ban điều hành cho biết, trong năm 2023 ngân hàng sẽ đẩy mạnh đầu tư, triển khai nhiều dự án mới, cụ thể hóa nhiều sáng kiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Đặc biệt, nền tảng hoàn toàn mới cho Ngân hàng số với thương hiệu SHB SAHA sẽ sớm ra mắt thị trường trong năm nay, tạo một bước chuyển đổi quan trọng trong mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng số được yêu thích nhất tại Việt Nam vào năm 2027.

Song song với đó, hệ thống mạng lưới SHB trong năm 2023 dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng thêm 5 chi nhánh và 25 phòng giao dịch mới, củng cố vị thế của một ngân hàng có phạm vi hoạt động hàng đầu trong khu vực Đông Dương.

Bà Ngô Thu Hà – Tổng Giám đốc SHB trả lời các câu hỏi của cổ đông.

ĐHĐCĐ thường niên của SHB cũng xác định rõ một trọng tâm chuyển đổi trong năm 2023 và cho giai đoạn tiếp theo là kiện toàn, phát triển mạnh mẽ hơn nữa đội ngũ nhân sự. Theo đó, ĐHĐCĐ SHB đã thông qua cơ cấu HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027, bầu bổ sung các thành viên mới, gồm: bà Ngô Thu Hà - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SHB; ông Đỗ Đức Hải - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc SHB; ông Phạm Viết Dần - Thành viên HĐQT; ông Haroon Anwar Sheikh - Thành viên HĐQT độc lập.

Gắn với các chỉ tiêu kinh doanh, qua ĐHĐCĐ thường niên 2023, SHB tiếp tục xác định rõ sứ mệnh cốt lõi là “Đối tác tin cậy” và luôn mang lại “Giải pháp phù hợp nhất” cho khách hàng, đảm bảo lợi ích của cổ đông. Ngân hàng tiếp tục bám sát 4 trụ cột có tính định hướng cho chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện giai đoạn 2022-2027, gồm: Đổi mới thể chế và cơ chế; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Con người là chủ thể; Nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và chuyển đổi số.

Với kim chỉ nam hành động lấy tâm làm gốc để vươn tầm, SHB sẽ nối tiếp hành trình 30 năm với mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả tại Việt Nam trong 5 năm tới.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top