Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chủ tịch Quốc hội chủ trì tọa đàm về xây dựng hệ thống pháp luật

Sáng 2/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì tọa đàm chuyên gia về Chuyên đề số 09 về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Chuyên đề số 09 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo xây dựng, là một trong bốn chuyên đề thuộc Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” (Đề án) được Ban Chỉ đạo Đề án phân công Đảng đoàn Quốc hội chủ trì thực hiện.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

Để thực hiện các nhiệm vụ này có ba cấu phần quan trọng. Một là xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hai là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Ba là xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân. Trong đó, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật có ý nghĩa nền tảng, là cơ sở cho việc thực hiện cũng như quyết định hiệu quả của hai cấu phần còn lại.

Với vai trò là cơ quan lập pháp và có thẩm quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tiểu ban xây dựng Chuyên đề số 09 đã triển khai nhiều hoạt động tổng kết, đánh giá công tác xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật trong thời gian qua, xác định các định hướng, yêu cầu, trọng tâm phải đặt ra và xử lý trong Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đặc biệt, Đảng đoàn Quốc hội đã xây dựng Đề án và trình Bộ Chính trị thông qua Kết luận số 19-KL/TW về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV vào ngày 14/10 vừa qua. Đây là nội dung quan trọng đóng góp cho việc xây dựng Chuyên đề số 09, trong đó nhiều quan điểm được Bộ Chính trị khẳng định tại Kết luận 19 không chỉ có ý nghĩa định hướng hoạt động lập pháp trong giai đoạn năm năm 2021-2026 mà còn cho cả 10-15 năm tới như hoàn thiện hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, ổn định, công khai, minh bạch, có sức cạnh tranh quốc tế; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm; tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; khắc phục tình trạng văn bản luật thiếu tính ổn định, "luật khung, luật ống", chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không để xảy ra tình trạng lồng ghép "lợi ích nhóm," lợi ích cục bộ của cơ quan quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật…

Tại cuộc tọa đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các thành viên Tiểu ban xây dựng Chuyên đề số 09 sẽ nghe các chuyên gia đóng góp ý kiến, nêu quan điểm về các nội dung liên quan đến Chuyên đề 09 để tiếp tục hoàn thiện trình Ban chỉ đạo xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội./.

TTXVN

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.