Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cần sự đột phá trong hoạt động các cấp Hội

Khi tôi hỏi, Hội Nhà báo Việt Nam cần làm gì trong thời gian tới để bắt kịp bối cảnh đời sống báo chí sôi động hiện nay, nhiều đồng nghiệp cho rằng, chúng ta đang có cả những cơ hội và thách thức rất lớn. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện mới cũng như sự tích hợp của truyền thông đa phương tiện đã mở ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông tin.

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ trao bằng khen cho các cấp Hội Nhà báo tiêu biểu năm 2015. Ảnh: NgọcThành

Trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi mỗi hội viên, nhà báo và các cấp Hội Nhà báo phải không ngừng đổi mới và nỗ lực mạnh mẽ. Nói cách khác, dù báo chí thay đổi, phát triển thế nào đi nữa, Hội Nhà báo Việt Nam vẫn là “ngôi nhà chung” của hơn 23.000 hội viên, nhà báo trên cả nước, thực sự là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của báo giới - điểm tựa vững chắc cho hội viên, nhà báo.

Trước hết, việc nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo là nhiệm vụ hàng đầu trong những nhiệm vụ trọng yếu của Hội Nhà báo Việt Nam. Đòi hỏi đó đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong bối cảnh có nhiều thay đổi về xu hướng truyền thông, công nghệ truyền thông cũng như nhiều vấn đề mới về lý luận, kỹ năng nghiệp vụ làm báo hiện đại. Muốn vậy, rất cần vai trò “nhạc trưởng” của Hội Nhà báo Việt Nam trong việc tập hợp, đoàn kết hội viên, tôn trọng, giúp đỡ hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hành nghề hợp pháp của hội viên. Hội phải làm cho hội viên thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình, đồng thời mỗi hội viên cũng thấy được nghĩa vụ của mình đối với Hội.

Mặt khác, phải làm sao để Hội Nhà báo Việt Nam ở các cấp trở thành một môi trường nghiệp vụ, ở đó các nhà báo có thể giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ thông qua các cuộc hội thảo, diễn đàn, trao đổi kinh nghiệm làm nghề, xây dựng môi trường văn hóa trong tác nghiệp... Từ đó, phát huy tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị của người làm báo để chúng ta không chỉ thực hiện tốt chức năng thông tin mà còn định hướng dư luận xã hội, góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Hội Nhà báo trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách hiện nay trên mặt trận thông tin, tuyên truyền.

Bên cạnh đó, các chi hội cơ sở cần phát huy hơn nữa vai trò, vị thế trong các cơ quan báo chí nhằm có tiếng nói xứng đáng và có trọng lượng. Thực tế hiện nay, không ít chi hội cơ sở chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình. Một số cán bộ của chi hội ở cơ sở tham gia vào Ban Chấp hành, Ban Thư ký lại là những người làm công tác hành chính chứ không phải những người đang hoạt động nghề nghiệp.

Ngoài ra, một tổ chức Hội mạnh thì bản thân mỗi hội viên phải phát huy đầy đủ phẩm chất của người làm báo, có trách nhiệm trong hoạt động Hội. Hiện nay, không ít hội viên chạy theo sức hút của kinh tế mà xem nhẹ vai trò, trách nhiệm hội viên Hội Nhà báo. Các cuộc họp, sinh hoạt Hội không khí tẻ nhạt, thiếu năng động tìm tòi cái mới. Cần khuấy động để khơi dậy và phát huy sức mạnh của từng hội viên. Muốn làm được như vậy, cán bộ Hội phải có uy tín, phẩm chất, năng lực tập hợp hội viên và có nhiều sáng tạo trong phương thức hoạt động. Trong hoạt động Hội rất cần người “thủ lĩnh” có khả năng điều hành, cầm trịch để tạo sự chuyển biến như chúng ta mong muốn./.

Nhà báo Nguyễn Bé
Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam
Tạp chí Người Làm Báo số 386 - Tháng 4/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top