Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quy định chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông trong quản lý báo chí

14:08 22/02/2017 - Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ban hành Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông, Nghị định có hiệu lực từ ngày 17/2/2017.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Nghị định, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ. Trong Nghị định này, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện 35 nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định cụ thể trong Nghị định.

Trong Nghị định có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông về Báo chí tại Điều 5. Bao gồm báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, bản tin thông tấn. Cụ thể là:

Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trong cả nước, văn phòng đại diện cơ quan thường trú ở nước ngoài của các cơ quan báo chí Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Tổ chức thông tin cho báo chí và quản lý thông tin của báo chí; thực hiện việc đo kiểm và công bố số liệu liên quan đến hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;

Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin trong thực hiện quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

Ban hành quy chế tổ chức hội thi, hội thảo, liên hoan báo chí;

Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí in quốc gia; thực hiện lưu chiểu điện tử báo nói, báo hình, báo điện tử theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo; chấp thuận việc họp báo theo quy định của pháp luật về báo chí;

Hướng dẫn việc hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

Có ý kiến về việc bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí;

Quản lý nội dung, chất lượng và giá dịch vụ phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định hiện nay có 28 đơn vị trực thuộc, trong đó 21 đơn vị là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị còn lại là các tổ chức sự nghiệp thuộc bộ. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Toàn văn Nghị định 17/2017/NĐ-CP:/upload_images/files/17_signed.pdf

MN Tổng hợp

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top