Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận gần 300 hiện vật của nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung

05:05 21/11/2023 - Văn hóa xã hội
Chiều 20/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Người lái đò hạnh phúc” tri ân các nhà giáo và tiếp nhận nhiều hiện vật của nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung phát biểu tại buổi lễ.

Nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung, sinh năm 1939 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Vinh, bà về giảng dạy tại Trường cấp III Hải Hậu (Nam Định). Sau đó, bà chuyển về giảng dạy tại Trường cấp III Nguyễn Trãi và Trường cấp III Đoàn Kết (Hà Nội) cho đến lúc nghỉ hưu (năm 1993).

Tại buổi lễ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã vinh dự tiếp nhận gần 300 tài liệu hiện vật bao gồm hình ảnh, hiện vật, một số ấn phẩm tiêu biểu và đặc biệt là bộ sưu tập hơn 200 lá thư chứa đựng tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình và tình thầy trò vô cùng trân quý của nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Lãnh đạo Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trao giấy chứng nhận cho nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Những hiện vật là minh chứng ghi dấu cho sự nỗ lực của bà vượt qua khó khăn để cống hiến hết mình với "sự nghiệp trồng người" cũng như gặt hái thành công cả trên lĩnh vực báo chí, sáng tác thơ, sáng tác truyện.

Nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung cho biết, đây là lần đầu tiên bà công bố và trao tặng những hiện vật này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với mong muốn bảo tàng sẽ lưu giữ những tài liệu quý giá này và giới thiệu rộng rãi tới công chúng thông qua các cuộc triển lãm và hoạt động giáo dục, truyền thông.

Các đại biểu tham quan khu trưng bày hiện vật. 

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyết bày tỏ sự trân trọng, biết ơn sâu sắc đối với đóng góp của nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung cho sự phát triển của bảo tàng. “Bên cạnh những chủ đề về lịch sử, văn hóa, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn mong muốn mỗi hiện vật khi dừng chân tại đây sẽ kể những câu chuyện thú vị và mang tới góc nhìn đa chiều về người phụ nữ và với những kỷ vật vô giá của cô Mỹ Dung trao tặng lần này chắc chắn sẽ lan tỏa tinh thần, sự nhiệt huyết trong công việc, nỗ lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống tới công chúng qua những hoạt động chuyên môn của bảo tàng trong tương lai”, bà Tuyết nhấn mạnh.

Những lá thư thấm đượm tình cảm cô trò... được nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung trao tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Nói về sự nghiệp của mình, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung cho rằng, nghiệp giáo, nghiệp viết báo, nghiệp làm thơ, viết văn khép lại với nhau thành một hình tròn đầy đặn và được gắn kết bởi nghĩa thầy trò.

“Chính học trò cũ của tôi ở Cấp III Hải Hậu và Cấp III Đoàn Kết đã giúp tôi có cơ hội tiếp cận với những nhân vật tên tuổi mà tôi kính trọng để viết nên chân dung của những người tài trí đất Việt. Học trò cũng đã giúp tôi làm một cuộc triển lãm - tôi coi đó là một tấm lòng lớn về truyền thống tôn sư, trọng đạo không những dành cho tôi mà còn dành cho tất cả những thầy cô giáo đã và đang đứng trên bục giảng” bà Dung tâm sự.

Rất đông học trò đã đến chúc mừng nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Với 50 năm sự nghiệp cầm bút, nhà giáo, nhà văn, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Thị Mỹ Dung đã cho ra đời hàng trăm bài báo, hàng chục tác phẩm thơ, 7 truyện ký và 4 cuốn tiểu thuyết. Với niềm yêu nghề viết, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung chọn viết rất nhiều về người tài và những sự kiện lớn của đất nước. Trong mỗi bài viết đó, là nỗi niềm tri ân, ngưỡng mộ, kính phục của bà tới những con người tài hoa của đất nước. Bà mong muốn công chúng, bạn đọc biết đến tài trí và những cống hiến của họ.

                                                                                   Huyền Minh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top