Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Báo chí và Mạng xã hội

Sáng 2/12, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Tạp chí Người Làm Báo tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo chí và Mạng xã hội” với sự tham gia tham luận của đông đảo các tổng biên tập, các nhà báo và nhiều phóng viên.

Hiện nay, mạng xã hội (MXH) ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và là một loại hình giao tiếp mới mẻ giúp đơn giản hóa các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau. Sự tác động qua lại giữa báo chí – kênh thông tin chính thống và MXH tạo ra nhiều tiện ích và cả những hệ lụy đòi hỏi người làm báo cần nhận thức về nó chuẩn xác và rõ ràng hơn.

Đưa ra tham luận của mình, các nhà báo có những quan điểm khi nói về mặt tích cực của MXH đối với báo chí hiện đại: MXH có thể trở thành nguồn tin của báo chí; MXH (fanpage của các tòa báo) có thể trở thành công cụ quảng bá hữu hiệu cho chính tờ báo đó; các ý kiến thu thập được qua các phản hồi ngay lập tức trên MXH có thể mang đến cho nhà báo thêm nguồn tin và ý kiến đa chiều…
Bên cạnh đó, các nhà báo cũng phân tích các mặt hạn chế trước sự bùng nổ của MXH hiện nay tác động đến báo chí: MXH có thể khiến cách thức hoạt động truyền thống của báo chí thay đổi để cạnh tranh với MXH; thông tin trên MXH nếu không được kiểm soát chặt chẽ mà được các phóng viên, nhà báo vận dụng có thể chạy theo xu hướng câu view, giật gân, nội dung đăng tải dẫn đến nhiều hệ lụy cho xã hội (nhà báo cần phân biệt vị thế của nhà báo và vị thế con người cá nhân với những ý kiến, phát ngôn, trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Nhà báo luôn phải ý thức được mình thuộc về 1 cơ quan báo chí, uy tín cá nhân của mình gắn liền với uy tín, danh dự của cơ quan báo chí nơi mình công tác nên mọi hành động phát ngôn, quan điểm phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan…-trích tham luận của nhà báo Nguyễn Xuân Hồng-Báo điện tử Chính phủ nói về Điểm e, khoản 2, Điều 10 của dự thảo Luật Báo chí sửa đổi)….

Hội thảo có sự tham luận của nhiều nhà báo, tổng biên tập của các cơ quan báo chí lớn

MXH có nhiều mặt tác động xấu đến báo chí nhưng với tốc độ phát triển hiện nay, giải pháp đề xuất của các nhà báo đều nêu rõ: Báo chí và MXH cần liên kết với nhau, hợp tác và phát triển. Báo chí cần tận dụng lợi thế của MXH để làm kênh thông tin chính thống của cơ quan báo chí, linh hoạt tổ chức sản xuất các tin bài trên nhiều tuyến để đảm bảo tính thời sự, phù hợp với các hình thức phân phối thông tin khác nhau như trên mạng điện tử, kênh MXH, báo giấy…Nhà báo cần trau dồi kiến thức và kỹ năng tác nghiệp trong môi trường số, trên hết đó là nâng cao đạo đức làm báo trong môi trường MXH.

Video hội thảo:

Nguồn: http://hanoitv.vn/

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.