Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Báo chí địa phương với vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể

22:03 20/05/2022 - Góc nhìn
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, ngoài chức năng của các cơ quan Nhà nước, báo chí đã góp một phần quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị này. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, báo chí khu vực Đông Bắc bộ cần tích cực tuyên truyền các hoạt động về văn hóa nói chung và vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể nói riêng.

Báo chí có vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể_Ảnh minh họa

Vấn đề đặt ra

Văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng là một khía cạnh quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, của mỗi dân tộc hay một cộng đồng. Di sản văn hóa phi vật thể là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, là hình ảnh trực quan, sinh động nhất để khắc họa diện mạo riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương được coi là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và vô cùng quan trọng.

Các cơ quan báo chí với vai trò và nhiệm vụ của chính mình, đã và đang góp phần vào việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương; bên cạnh những kết quả đạt được, cần khắc phục những hạn chế, từ đó mới thực hiện tốt việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương.

Giá trị văn hóa như đã nói ở trên nó không tự sinh ra cũng không thể tự mất đi mà nó được hình thành gắn liền với quá trình sinh hoạt và lao động của cư dân ở mỗi địa phương, các cơ quan báo chí đã có những đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói riêng và di sản thế giới nói chung.

Các cơ quan báo chí đã có những nhận thức rất rõ ràng về vai trò của công tác bảo tồn và quảng bá các giá trị văn hóa phi vật thể. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương không phải là công việc của 1 cơ quan, tổ chức nào, mà cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng thực hiện. Nếu thực hiện tốt, di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng, vừa là “kho báu” dùng mãi không hết, vừa là “chiếc cần câu” và nguồn kinh tế, vừa lâu dài, vừa trước mắt cho người dân và chính quyền địa phương và cho đất nước.

Trình độ tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao, báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ đưa tin mà còn trở thành món ăn tinh thần đối với công chúng. Trọng trách nặng nề này đặt lên vai những người làm báo, các cơ quan báo chí, cơ sở đào tạo.

Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Đi tìm giải pháp

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương rất quan tâm và có những động thái tích cực trong việc đưa di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương đi vào đời sống để hồi sinh toàn diện và phát triển bền vững.

Công tác bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương nhờ đó mà đạt được nhiều thành quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức đặt ra. Quá trình này đã để lại nhiều bài học cho những cơ quan, tổ chức, và cơ quan báo chí tham gia vào công tác bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể, có thể đề xuất một số giải pháp chính sau:

Một là, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp Đảng ủy đối với báo chí trong việc thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở vùng Đông Bắc bộ. Để tăng cường sự lãnh đạo và tạo điều kiện để báo chí phát triển, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động báo chí, trong đó xác định công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí giữ vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy, cơ quan báo chí nào có tổ chức đảng thực sự trong sạch, vững mạnh sẽ hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể nhân dân vững mạnh.

Hai là, nâng cao vai trò, nhận thức của cơ quan báo chí với việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể ở ở vùng Đông Bắc bộ. Các cơ quan báo chí cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền, góp phần củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới; tạo sự đồng thuận xã hội, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực phấn đấu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt… Phản ánh chính xác, trung thực tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân để báo chí thực sự là tiếng nói của nhân dân, cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Báo chí phải là lực lượng xung kích trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch, nhất là những thông tin sai trái trên Internet, mạng xã hội.Năm là, nâng cao hiệu quả tuyên truyề

Ba là, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ tư, kỷ nguyên truyền thông kỹ thuật số hiện đại, công chúng đọc báo, xem truyền hình đã lựa chọn cho mình nhiều kênh sóng tiếp nhận thông tin, trên các nền tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook,... Do đó, muốn lôi kéo được công chúng địa phương về phía mình, báo chí các tỉnh cần phải có những đổi mới theo hướng tích cực, hiện đại, nâng cao được hiệu quả các tin, bài, chương trình phong phú và đa dạng hấp dẫn nhưng vẫn bảo tồn, gìn giữ những di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương mình.

Bốn là, tuyên truyền việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương, làm rõ yêu cầu cấp thiết của việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương. Làm rõ những đặc trưng, nguyên tắc để bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể. Nội dung tuyên truyền cũng phải nâng cao ý thức của người dân, gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương mình. Tăng về thể loại tác phẩm báo chí, tin và thể loại phỏng vấn, nghiên cứu đáp ứng với xu thế tiếp nhận thông tin nhanh, mang tính thời sự, thực tiễn của công chúng hiện nay, các bài viết cần phải ngắn gọn, súc tích, phù hợp với xu thế tiếp nhận thông tin trong xu thế hiện đại; tăng lượng hình ảnh về di sản văn hóa phi vật thể trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là yếu tố cần thiết để hiện đại hóa các loại hình báo chí, đồng thời, đáp ứng được thị hiếu của công chúng.

Năm là, nâng cao hiệu quả tuyên truyền với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại địa phương. Muốn làm tốt công tác tuyên truyền với việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương trong điều kiện còn nhiều khó khăn như hiện nay các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh phải có định hướng rõ ràng, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng kế hoạch tuyên truyền phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Sáu là, nâng cao năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp kiến thức của phóng viên, biên tập viên làm công tác thông tin về lĩnh vực văn hoá phi vật thể. Phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên là hạt nhân nòng cốt để cho ra đời những sản phẩm báo chí chất lượng, mang đến cho công chúng những kiến thức phong phú, bổ ích.

Bảy là, tăng cường đầu tư cho hoạt động tác nghiệp báo chí trong việc phản ánh tuyên truyền về vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể trên báo chí địa phương vùng đồng bằng Đông Bắc bộ. Đối với cơ quan báo chí địa phương, đa phần kinh phí hoạt động vẫn đang được bao cấp. Chính vì thế, việc thực hiện đầu tư cho báo chí, đôi khi vừa thiếu, vừa thừa.Tăng cường đầu tư về kinh phí, về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cơ quan và các trang thiết bị, kinh phí hỗ trợ tác nghiệp cho phóng viên.

Âu Văn Tuấn

©Tạp chí Người Làm Báo số 459 - Tháng 05/2022

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.