Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

9 tháng đầu năm 2022: SeABank đạt lợi nhuận hơn 4.016 tỷ đồng

19:40 14/10/2022 - Kinh tế
Ngày 13/10, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 9 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 4.016 tỷ đồng, tăng trưởng 58,7% so với cùng kỳ năm 2021, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,59%, các chỉ số kinh doanh khác đều đạt được mức tăng trưởng cao. 

9 tháng đầu năm 2022: SeABank đạt lợi nhuận hơn 4.016 tỷ đồng.

Theo đó, tính đến hết 30/9/2022 nhờ chủ động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá nguồn thu SeABank đạt được kết quả kinh doanh khả quan và tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể: Lợi nhuận trước thuế hơn 4.016 tỷ đồng, tăng 58,7%; Tổng thu thuần TOI đạt gần 7.282 tỷ đồng, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ sự tăng trưởng từ kinh doanh mảng bán lẻ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng trưởng các hoạt động doanh thu phí. Đáng chú ý, thu thuần ngoài lãi (NOII) cũng ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng đạt 2.205 tỷ đồng, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm tỷ lệ 30,28% trên tổng thu thuần của Ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện sự ổn định và đa dạng về doanh thu của SeABank và đang ở mức trên trung bình ngành. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 33,09% giảm so với mức 35,35% cùng kỳ năm 2021 nhờ việc tối ưu hóa chi phí trong vận hành thông qua công nghệ. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 1,65% tại thời điểm 31/12/2021 xuống còn 1,59% tại thời điểm 30/9/2022. SeABank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng Basel III, được Moody’s nâng bậc tín dụng cơ sở lên B1 và được các tổ chức quốc tế lớn như IFC, DFC cho vay vốn dài hạn. 

Trong 9 tháng đầu năm 2022, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 19.809 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022. Bên cạnh đó, SeABank đã phát hành thành công 59,4 triệu cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn dành cho người lao động (ESOP) cho hơn 2.500 cán bộ nhân viên (CBNV) có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Ngân hàng và sẽ hoàn thành các thủ tục để tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng trong thời gian tới.

Cùng với việc duy trì đà tăng trưởng, SeABank ưu tiên chuẩn hóa quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra tấm đệm dự phòng cho Ngân hàng trước những cú sốc của thị trường. Theo đó, SeABank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III vào hoạt động kinh doanh, giúp Ngân hàng nâng cao năng lực quản trị, lành mạnh tài chính và minh bạch trong quản lý rủi ro. SeABank cũng vừa được Moody’s nâng xếp hạng các đánh giá về Nhà phát hành và tiền gửi dài hạn nội tệ và ngoại tệ từ B1 lên Ba3, đồng thời đánh giá cao chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và nguồn vốn phù hợp để duy trì sự phát triển ổn định, bền vững của Ngân hàng.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 19.809 tỷ đồng

Trong 9 tháng đầu năm, SeABank cũng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất các điểm giao dịch và đồng loạt khai trương đi vào hoạt động 8 điểm giao dịch mới tại các tỉnh Bắc Giang, Bình Phước, An Giang, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Khánh Hòa, Nghệ An và Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/10/2022, nâng tổng số điểm giao dịch của ngân hàng lên 180 điểm tại 31 tỉnh thành trên toàn quốc.

Những nỗ lực trong việc liên tục cải thiện các chỉ số, ứng dụng công nghệ vào hoạt động, dịch vụ ngân hàng, đi đầu chuẩn hóa quản trị rủi ro… đã giúp SeABank được vinh danh nhiều giải thưởng ý nghĩa như: “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2022” (Top 1000 World Banks 2022) do The Banker bình chọn, “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2022” (Best Companies to Work for in Asia 2022) do HR Asia - Tạp chí uy tín hàng đầu về nhân sự tại Châu Á bình chọn…. 

Cùng với các giải thưởng cho SeABank, cá nhân lãnh đạo Ngân hàng cũng được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý, trong đó bà Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tặng danh hiệu “Top 10 Doanh nhân Việt Nam Tiêu biểu” năm 2022 theo chương trình do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Tuấn Hữu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top