Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

7 khuyến nghị ứng phó COVID-19 của WHO với Việt Nam

WHO khẳng định, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, song tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh này, cũng như những dịch bệnh khác.

Ảnh minh họa.

Ngày 5/5, Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế (WHO) khẳng định, đại dịch này đã không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Tuyên bố này được xem là tiền đề để WHO quyết định có nên duy trì mức cảnh báo tối đa đối với đại dịch COVID-19 hay không.

Theo Ủy ban khẩn cấp về COVID-19, quyết định này dựa trên cơ sở đại dịch COVID-19 vẫn tồn tại song thế giới đã đạt được tiến bộ trong việc khống chế dịch bệnh. Do đó, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Sau tuyên bố này của WHO, Văn phòng đại diện của tổ chức này tại Việt Nam ngày 8/5 cũng đã đưa ra 7 khuyến nghị cụ thể trong phòng, chống dịch COVID-19. WHO khẳng định, tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh này, cũng như những dịch bệnh khác.

Với Việt Nam, WHO khuyến nghị:

Thứ nhất: Không bao giờ được chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Các nước cần duy trì năng lực và những thành tựu đã đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19. Đồng thời, chuẩn bị cho những diễn biến dịch bệnh có thể xảy ra trong tương lai, để tránh việc bị quá tải hệ thống y tế. Với Việt Nam, WHO khuyến nghị, hệ thống phòng, ngừa dịch bệnh luôn sẵn sàng ứng phó khi diễn biến dịch có thay đổi. 

Thứ hai: Đưa tiêm phòng COVID-19 vào Chương trình tiêm chủng quốc gia hay tiêm chủng suốt đời. Việt Nam có chương trình tiêm vaccine COVID-19 rất tốt, theo đó, WHO vẫn khuyến nghị Việt Nam tăng cường việc tiêm các mũi tăng cường, đặc biệt cho nhóm người có nguy cơ cao. 

Thứ ba: Các nước cần tiếp tục tăng cường, tích hợp các hoạt động giám sát theo dõi những bệnh lý hô hấp và báo cáo về WHO. Việt Nam nên tập trung giám sát có trọng điểm, hết sức chặt chẽ với bất cứ sự xuất hiện của các biến thể mới. Bên cạnh đó, cần giám sát chặt chẽ những thay đổi trong tốc độ, mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh… nhằm nỗ lực giảm số ca tử vong hay giảm số ca nhập viện chăm sóc đặc biệt.

Thứ tư: Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có. 

Thứ năm: Tiếp tục truyền thông, huy động sự tham gia của cộng đồng trong các nỗ lực phòng, chống dịch. COVID-19 không còn là tình trạng chưa từng có tiền lệ, nhưng vẫn cần truyền thông để người dân hiểu và cập nhật thông tin dịch bệnh. 

Thứ sáu: Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, và nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

Thứ bảy: Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19 hơn. Trong bối cảnh ca nhiễm vẫn tăng thì chúng ta vẫn cần giám sát chặt chẽ, có các biện pháp sẵn sàng- nâng cao năng lực chăm đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Trong cuộc họp báo chiều 8/5 về công tác phòng, chống dịch COVID-19, TS Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định: "WHO luôn đồng hành và cam kết với Bộ Y tế trong công cuộc phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam".

Theo vov.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top