Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

“Hồi sinh” vỏ hộp sữa để giảm rác thải, bảo vệ môi trường

Chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2023” của TH true Milk góp phần lan tỏa ý thức và niềm vui bảo vệ môi trường đến cộng đồng. 1,5 tấn bao bì hộp sữa thu gom từ chương trình đã được tái chế và trở thành những vật dụng hữu ích, có tính ứng dụng cao.

Truyền cảm hứng sống xanh đến những mầm non của đất nước

Đầu tháng 9/2023, chị Nguyễn Diệu Hằng, Hoàng Mai, Hà Nội biết đến chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2023”. Từ ngày ấy, mọi vỏ hộp sữa sau khi sử dụng đều được gia đình vệ sinh sạch sẽ để cuối tuần mang đến cửa hàng TH true mart thu gom. Chị Hằng chia sẻ: “Điều khiến tôi vui mừng nhất là chứng kiến con mình có ý thức và hành động bảo vệ môi trường cụ thể”.

Chị kể, con gái dù mới 5 tuổi - đang học mẫu giáo lớn nhưng mỗi khi uống xong sữa đã chủ động giữ vỏ hộp lại nhờ mẹ cắt mép hộp, rửa sạch và phơi khô. Nhiều hôm cháu còn nhặt hoặc xin vỏ hộp sữa của các bạn ở lớp mang về làm sạch. “Sau mấy lần thấy con nhặt vỏ sữa cho vào balo, cô giáo có hỏi mẹ tại sao bé mang vỏ hộp về mà không vứt vào thùng rác như các bạn? Mẹ mới chia sẻ, vì con muốn thu gom tham gia chương trình sống xanh của TH” chị Diệu Hằng cho biết.

Chụ Diệu Hằng thu gom vỏ hộp tham gia chương trình sống xanh của TH

Hành động của cháu đã truyền cảm hứng sống xanh đến cô giáo và các bạn cùng lớp. Đông đảo học sinh, giáo viên và phụ huynh trường mầm non VLB Minh Khai nơi cháu học giờ đây đã không vứt bỏ vỏ hộp sữa mà thu gom lại, chủ động tham gia chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2023”. 

Vật liệu tái chế từ vỏ hộp sữa - an toàn với môi trường và sức khỏe con người

Chỉ sau 4 tháng, chương trình “Thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh 2023” do Tập đoàn TH phối hợp với các đối tác triển khai đã thu gom được hơn 1,5 tấn vỏ hộp sữa. Những chiếc vỏ hộp này tiếp tục có “hành trình mới” đến đơn vị xử lý. Tại đây, chúng tôi được nghe chia sẻ từ anh Nguyễn Văn Khiên, phụ trách kỹ thuật của Lagom (đơn vị đồng hành cùng tập đoàn TH trong chương trình).

TH True milk đổi vỏ hộp

Theo anh Khiên, thành phần cấu tạo của vỏ hộp sữa bao gồm 75% giấy, 4% nhôm và 21% polymer. Do đó, tái chế vỏ hộp phải ứng dụng công nghệ hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. “Thử nghiệm ngâm vật liệu tái chế từ vỏ hộp sữa trong nước suốt 6 tháng đã ghi nhận không có dấu hiệu hư hỏng. Mắc áo làm từ vỏ sữa có thể treo trọng lượng 7 - 8 kg không gãy. Nếu dùng làm bàn ghế, thùng rác hay đồ vật ngoài trời đều có thể chống chịu tốt với môi trường nắng mưa khắc nghiệt”, anh Khiên chia sẻ. Trong suốt hành trình gần 15 năm phát triển, “Trân quý mẹ thiên nhiên” và phát triển bền vững luôn là tôn chỉ hoạt động của Tập đoàn TH.

Vỏ hộp TH true Milk

Ngoài việc chăm chút cho các sản phẩm sữa tươi sạch, thực phẩm, đồ uống “hoàn toàn từ thiên nhiên” và “vì sức khỏe cộng đồng”, TH cũng bền bỉ triển khai nhiều hoạt động và giải pháp bảo vệ môi trường. Bên cạnh giảm phát thải, sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tái tạo... tập đoàn TH đồng thời thúc đẩy sử dụng nguyên liệu tái chế. Gần đây nhất, Tập đoàn TH và Quỹ vì tầm vóc Việt phối hợp cùng Công ty nhựa Tương lai xanh hoàn thiện điểm trường khu Lang thuộc Trường Mầm non Trung Hạ, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa với tổng kinh phí hơn 1,94 tỷ đồng.

Điểm đặc biệt của công trình là 50% nguyên vật liệu xây dựng (gạch và ngói) được sử dụng từ vật liệu nhựa tái chế, với tổng khối lượng nhựa tái chế lên đến gần 44,87 tấn. Trước khi dùng làm vật liệu xây dựng, loại nhựa tái chế này đã được xử lý bằng công nghệ biến tính, kiểm định an toàn, không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Đây là nỗ lực của các bên nhằm thúc đẩy tái chế, khai thác nguồn tài nguyên từ rác thải nhựa mà Việt Nam đang lãng phí từ 2,2 - 2,9 tỷ đô la mỗi năm.

Vương Hạnh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top