Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Xin chào

23:41 12/07/2016 - Pháp luật
Mấy bữa nay, nói đến 2 tiếng XIN CHÀO là người ta biết ngay vụ lình xình ở huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Chủ quán Xin Chào do chậm làm thủ tục đăng ký kinh doanh mà bị quy tội vi phạm luật hình sự, bị truy tố ra tòa. Ông chủ quán có thể bị bắt giam và dễ dàng nhận án phạt tù, thua thiệt nặng nề về kinh tế. Thấy chuyện không bình thường, báo chí vào cuộc, dư luận lên tiếng phản ứng và bày tỏ sự không đồng tình với cung cách “hình sự hóa” vụ việc của các cơ quan bảo vệ pháp luật huyện Bình Chánh.

Một phóng viên “nổ” trong cuộc họp, khi vụ việc chưa bung bét ra:
- Thưa đồng chí công an, chủ quán Xin Chào làm ăn bầy hầy vậy liệu có bắt giam không?
Đồng chí công an trả lời đĩnh đạc:
- Bây giờ thì chưa, nhưng khi cần thì “gô” mấy hồi (!)
Tại một cuộc họp báo cấp thành phố, một cán bộ công an lại phát ngôn “chấn động”:
- Vụ việc chỉ “nhỏ xíu như cái móng tay” mà sao cứ làm lùm xùm lên, mất thời gian, hao tốn giấy mực!

Một phóng viên ngành bảo vệ pháp luật cự nự lại:
- Lùm xùm cái gì, tốn giấy mực là nghĩa làm sao, truy tố một người, tiêu diệt một mầm móng khởi nghiệp, không thể coi đó là việc nhỏ bằng cái móng tay.

Lời qua tiếng lại, chuyện đến tai lãnh đạo cấp cao. Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh yêu cầu cơ quan công an xem xét ngay vụ việc, xử lý thấu lý đạt tình - đúng pháp luật. Thủ tướng vào cuộc, chỉ đạo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh và các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương xem xét đình chỉ vụ án, nếu không đủ căn cứ chủ quán phạm tội. Và kết quả cuối cùng: Chủ quán Xin Chào vô tội. Lẽ đương nhiên, trong vụ việc này, những tập thể và cá nhân có trách nhiệm liên đới phải kiểm điểm nghiêm túc, bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ. Bàn tròn phóng viên - đời và nghề, ONG VÒ VẼ châm chích mấy điều:

- Các cơ quan bảo vệ pháp luật hết sức tỉnh táo, bất cứ vụ việc nào - dù nhỏ đều phát xuất từ lợi ích, quyền lợi của người dân, đặt mình vào hoàn cảnh của người dân mà xem xét, xử lý. Việc gì cũng xuất phát từ quyền lợi nhân dân, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, không “hình sự hóa” các vụ việc chỉ mang tính chất hành chính, dân sự.

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ một trong các nhiệm vụ cấp bách là tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp, lực lượng tạo ra của cải cho xã hội. Những lực cản gây khó cho doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động tư pháp, tố tụng cần được tháo gỡ. Vụ việc “hình sự hóa” quán Xin Chào vừa xảy ra tại huyện Bình Chánh là bài học “nóng”.

- Chính phủ là cơ quan điều hành mọi hoạt động của đất nước, không kể lớn hay bé. Vụ việc này, sau khi báo chí lên tiếng, Thủ tướng vào cuộc ngay, chỉ đạo quyết liệt nên mọi việc đã được giải quyết nhanh gọn, rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả. Dư luận và nhân dân hoan hô Thủ tướng.

- Báo chí bao giờ cũng là kênh thông tin quan trọng, góp phần thúc đẩy dân chủ hóa xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân. Trong sự kiện này, báo chí đã chủ động thông tin, tạo dư luận xã hội cần thiết để không “hình sự hóa” một vụ án chỉ mang tính chất dân sự. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng nhắc nhở trách nhiệm xã hội của báo chí và những người làm báo, lời dạy của Bác Hồ về báo chí: Báo chí không được đặt mình trên nhân dân, trên lợi ích đất nước. Báo chí có dũng khí, việc gì có lợi cho dân, cho đất nước thì kiên quyết làm, không né tránh. Với vụ án XIN CHÀO, báo chí đã ghi điểm (!).

Chuyện đời, chuyện nghề của người làm báo là vậy. Các nhà báo dũng cảm vào cuộc, không né tránh. Bởi thực thi pháp luật mà thiếu sự phối hợp đồng bộ, vội vã, chủ quan, phiến diện - xen động cơ cá nhân và để “nhóm lợi ích” thao túng vụ việc. Ôi thôi, hậu quả sẽ khôn lường./.

Ong Vò Vẽ

Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top