Viettel Post: Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2021 đạt 268,5 tỷ đồng

Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã CK: VTP) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021.

Theo đó, quý II/2021, Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần trong kỳ đạt 5.193 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn hàng bán 5.007 tỷ đồng, lợi nhuận gộp thu về đạt 185,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2021 của Viettel Post đạt 268,5 tỷ đồng. Nếu tính bình quân, mỗi ngày doanh nghiệp này thu lãi xấp xỉ 1,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, Viettel Post có gần 23 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính, giảm so với cùng kỳ, song chi phí tài chính cũng giảm tới 16% còn 11,8 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp giảm gần 11% còn 60,2 tỷ đồng.

Kết quả, Viettel Post ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 132,5 tỷ đồng; lãi sau thuế đạt 106 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh của Viettel Post là nhờ công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tối ưu hóa chi phí, từ đó giúp tăng lợi nhuận thu về

Tính chung nửa đầu năm 2021, Viettel Post ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 10.351 tỷ đồng, tăng mạnh 52% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 268,5 tỷ đồng, tăng 7%.

Nguyên nhân lý giải cho sự tăng trưởng của kết quả kinh doanh là nhờ công ty đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tối ưu hóa chi phí, từ đó giúp tăng lợi nhuận thu về.

Năm 2021, Viettel Post đề ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu 21.420 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 620 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện 49% kế hoạch doanh thu và 43% mục tiêu lãi cả năm.

Tính đến ngày 30/6/2021, Viettel Post có gần 5.031 tỷ đồng tài sản, tăng gần 15% so với đầu năm, chiếm 88% là tài sản ngắn hạn. Nợ phải trả của công ty ở mức 3.770 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với vốn chủ sở hữu (1.260 tỷ đồng).

Mai Trang

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top