Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

VietinBank đồng hành cùng ngành Y tế nâng cao chất lượng dịch vụ

VietinBank cam kết đã và sẽ tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế để triển khai đa dạng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng bệnh viện thông minh, nâng cao chất lượng quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán viện phí.

Thông điệp trên được bà Lê Việt Nga, Trưởng phòng Thúc đẩy kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank nhấn mạnh tại hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc Bệnh viện các tỉnh phía Bắc năm 2022.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp công tác quản lý cũng như khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn, công nghệ thông tin đang là nền tảng cho quản lý, nâng cao chất lượng BV, đặc biệt là an toàn người bệnh. Các Bệnh viện đang hướng đến thực hiện Bệnh viện không giấy tờ, đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.

Theo đó, từ năm 2019 - 2023, các cơ sở khám chữa bệnh hạng 1 trở lên chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám chữa bệnh. Đặc biệt là vấn đề số hóa và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong Bệnh viện cần có thêm nhiều giải pháp và thúc đẩy triển khai quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới.

Bà Lê Việt Nga, Trưởng phòng Thúc đẩy kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank phát biểu tại hội nghị.

Nhằm giải quyết vấn đề trên, VietinBank đã có bài tham luận tại Hội nghị với chủ đề “Giải pháp số hóa giao dịch tài chính tại bệnh viện”. Theo đó, bà Lê Việt Nga, Trưởng phòng Thúc đẩy kinh doanh cho biết: Làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã mang đến giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và những gì mà số hóa giao dịch tài chính tại bệnh viện mang lại đã giải quyết được nỗi trăn trở bấy lâu nay của các cấp quản lý bệnh viện, đó là: Giải phóng khách hàng; giảm thiểu thời gian, chi phí, sai sót liên quan đến kiểm đếm, bảo quản tiền mặt; tự động hóa quy trình thu chi nhằm tiết kiệm nhân lực và giảm thiểu sai sót; quản lý nguồn thu tập trung; nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến khám chữa bệnh.

Việc triển khai thành công thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt sẽ giúp các cơ sở khám, chữa bệnh rút ngắn được thời gian, quy trình thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, góp phần rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh cho người dân.

VietinBank mang đến nhiều giải pháp thanh toán  không dùng tiền mặt cho các bệnh viện, góp phần trong công cuộc xây dựng bệnh viện thông minh, nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh và thanh toán viện phí, đảm bảo hiệu quả và minh bạch.

Bà Nga cho biết, lĩnh vực y tế là lĩnh vực được VietinBank quan tâm và đồng hành qua rất nhiều năm. Hiện nay, VietinBank đã có quan hệ trực tiếp với trên 400 bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước. Phạm vi thanh toán các dịch vụ gồm: Thanh toán tiền đăng ký khám tại nhà; thanh toán tiền đăng ký khám tại bệnh viện; thanh toán tiền khám bệnh ngoại trú; thanh toán tiền điều trị nội trú; thanh toán tiền thuốc tại quầy thuốc.

Giải pháp được VietinBank đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu và điều kiện triển khai với từng bệnh viện, phù hợp với quy trình khám chữa bệnh và khả năng kết nối, thanh toán của các bệnh viện. Trong đó phải kể đến một số giải pháp nổi bật như: Giải pháp thanh toán qua QR code, giải pháp thanh toán qua POS, giải pháp thanh toán bằng thẻ khám bệnh, giải pháp thanh toán qua Kiosk/ App/ Web của bệnh viện.

Với năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính và giải pháp thanh toán trong thời gian tới, VietinBank cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế để triển khai đa dạng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần trong công cuộc xây dựng bệnh viện thông minh, nâng cao chất lượng quản lý khám chữa bệnh và thanh toán viện phí, đảm bảo hiệu quả và minh bạch. Bà Nga nhấn mạnh.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top