
COP26: Việt Nam tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Kỳ IV: Báo chí truyền thông với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
-
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 lần này, một trong những giải pháp trọng tâm được Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính kêu gọi là đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông để toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp thống nhất nhận thức và đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện cam kết tại COP26.
Phóng viên tác nghiệp tại vùng lũ Trạm Tấu. Ảnh: Đức Khải
Vai trò quan trọng của truyền thông
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ chỉ sự thay đổi khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hiện tượng này là sự thay đổi của khí hậu trong các khoảng thời gian có thể xác định và so sánh được. Trước đây, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở vài khu vực và trong một giai đoạn nhất định do sự biến đổi của tự nhiên gây ra (các yếu tố như: sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự biến đổi của các dạng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển,...).
Tuy nhiên, dưới sự tác động của con người, hàm lượng phát thải khí CO2 tăng cao nên hiện tượng này xảy ra thường xuyên hơn và trên phạm vi toàn cầu. Những năm gần đây, những hệ lụy, hậu quả của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự phát triển của các quốc gia một cách rất rõ ràng. Không những vậy, biến đổi khí hậu còn có thể đe dọa đến môi trường sống con người, sinh vật trên Trái Đất trong tương lai.
Từ lâu nay, Đảng và Nhà nước luôn coi chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là một trong những trọng tâm hàng đầu trong những quyết sách phát triển kinh tế - xã hội. Vậy nên, trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu này, báo chí truyền thông cần phải hoạt động hiệu quả hơn nữa.
Suốt 97 năm đồng hành cùng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng Việt Nam luôn là “Binh chủng đặc biệt” trong mọi cuộc chiến. Báo chí được xem là chủ thể phản ánh đời sống xã hội, khơi nguồn, tạo ra dư luận xã hội và do đó, báo chí có vai trò không thể thay thế trong định hướng dư luận xã hội.
Báo chí luôn là lực lượng tiên phong, là ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng. Xuyên suốt các thời kỳ, báo chí luôn được coi là lực lượng chủ lực và xung kích trên mặt trận tư tưởng, tạo sự thống nhất và liên kết trong xã hội nhằm giải quyết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam từng nói: “Báo chí là người tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức chung, người lãnh đạo chung. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang”.
Trong cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 lần này. Một trong những giải pháp trọng tâm được Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính kêu gọi là đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông để toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp thống nhất nhận thức và đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện cam kết tại COP26.
Phóng viên tác nghiệp trong trận lũ tại tỉnh Điện Biên. Ảnh: TL
Một số giải pháp về truyền thông
Thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu là rất rộng có thể tạo ra dư luận trái chiều, để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng truyền thông về chống biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết tại COP26 có thể tham khảo một số gợi ý sau:
Thứ nhất, nội dung truyền thông cần bám sát bám sát Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, định hướng của Chính phủ về chống biến đổi khí hậu và lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.
Thứ hai, đổi mới phương thức truyền thông: tăng cường vận dụng công nghệ, khai thác thông tin đa chiều, lấy sáng tạo nội dung là trung tâm. Sáng tạo nội dung là quá trình nghiên cứu và tạo ra các nôi dung, chủ đề hấp dẫn, thu hút công chúng. Điển hình gần đây, trong cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19, ca khúc “Ghen Cô Vy” và “Vũ Điệu Rửa tay” đã rất thành công trong việc thu hút công chúng, góp phần không nhỏ cho sự thành công của cuộc chiến phòng chống đại dịch.
Thứ ba, tập trung truyền thông những thông điệp tích cực mang tính giải pháp, đề cao các tấm gương điển hình tiên tiến. Chúng ta đều biết hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay, phần lớn là do tác động từ con người như việc xả thải, tiêu thụ năng lượng quá mức v.v.., chính vì vậy việc thay đổi “hành động” của con người là nền tảng chống biến đổi khí hậu và cũng là thước đo sự thành công của chiến dịch truyền thông chống biến đổi khí hậu.
Thứ tư, phát huy năng lực truyền thông của công chúng. Tại Việt Nam, năng lực truyền thông của công chúng là khái niệm mới mẻ, tuy nhiên những nghiên cứu về năng lực truyền thông của công chúng đã có từ lâu trên thế giới. Đặc biệt trong thế giới ngày nay, việc hiểu rõ tầm quan trọng về năng lực truyền thông của công chúng càng phải được quan tâm bởi công việc phát hành thông tin đã không còn là đặc quyền của báo chí với sự xuất hiện của mạng xã hội. Công chúng hiện nay, không chỉ “nghe”, mà với sự xuất hiện của mạng xã hội công chúng rất dễ dàng bày bỏ, đăng tải những suy nghĩ, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề trong xã hội mà đôi khi những suy nghĩ, ý kiến đó có tác động rất lớn đến hiệu quả thông tin của báo chí. Nên việc hiểu và làm cách nào có thể phát huy năng lực truyền thông của công chúng một cách đúng đắn rất cần phải chú ý.
Thứ năm, sử dụng mạng xã hội như một công cụ hỗ trợ hoạt động báo chí. Để hoạt động báo chí đạt hiệu quả, bên cạnh nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, các cơ quan báo chí ngày càng phải tương tác nhiều hơn với công chúng và ứng dụng công nghệ trong tác nghiệp. Mạng xã hội là một sản phẩm đỉnh cao của web 2.0 đã mang đến một cuộc “cách mạng thông tin” tác động mạnh mẽ đến hoạt động báo chí. Các cơ quan báo chí cần biết cách sử dụng mạng xã hội để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng nhiều hơn, khai thác hiệu quả hơn sự tương tác giữa công chúng và cơ quan báo chí, hướng tới nâng cao hiệu quả truyền thông trên báo chí.
Có thể nói, sự thành công trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cam kết của Việt Nam tại COP26 sẽ gắn bó mật thiết với hiệu quả trong hoạt động báo chí truyền thông. Vì vậy, nâng cao hiệu quả truyền thông trong cuộc chiến này là yêu cầu bắt buộc trong thời gian tới.
Đỗ Hồng Anh
---
Xem thêm: Loạt 4 kỳ: COP26: Việt Nam tiên phong trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Kỳ I: Những cam kết có trách nhiệm
Kỳ II: Thành viên tích cực của COP26
Kỳ III: Từ cam kết mạnh mẽ đến hành động thiết thực
Kỳ IV: Báo chí truyền thông với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu


Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Indonesia đạt ít nhất 15 tỷ USD trước năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42

Cấp, đổi hộ chiếu: Thuận tiện thủ tục trực tuyến, nhận qua bưu điện

Đảm bảo quỹ đất cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cuba, Argentina và Uruguay

"Những việc cần làm ngay": Khuyến khích báo chí chống tiêu cực, ngăn chặn cái sai

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng hợp tác phát triển nông nghiệp

Chính phủ luôn coi cải cách hành chính là nhiệm vụ đột phá chiến lược; thường xuyên

Truyền thông Cuba đặt kỳ vọng vào chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội
