Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Vì "mục tiêu kép" (Kỳ 2)

GS. TS. Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết: Sau 4 tháng thực hiện nhiều biện pháp cách ly một cách nghiêm ngặt, lại rơi vào các vùng trọng điểm kinh tế, làm cho các doanh nghiệp khó khăn, rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa. 
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng Covid-19:

GS. TS. Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội 

Doanh nghiệp - đối tượng cần được phục vụ

GS. TS. Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: Nếu như chúng ta đưa doanh nghiệp trở thành chủ thể để cùng tham gia đồng hành với công cuộc thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch – vừa phát triển kinh tế, thì sẽ huy động được nguồn lực vô cùng to lớn của doanh nghiệp, huy động được trí tuệ của các doanh nhân, chung tay vào công cuộc phòng chống dịch cho bản thân người lao động. Nhờ đó, giảm một gánh nặng lớn cho chính quyền. Chúng ta cũng sẽ đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu kép có thể thực hiện.

Ông đề xuất phải có sự thay đổi về mặt quản lý, quan niệm và thái độ. Doanh nghiệp không chỉ là một đối tượng chịu sự quản lý và giám sát mà còn là chủ thể đồng hành trong các hoạt động về kinh tế, xã hội, đặc biệt trong công cuộc phòng chống dịch vừa qua. Như vậy, khi đó chúng ta phải thay đổi phương thức hành động, không phải xem doanh nghiệp là đối tượng chịu sự quản lý. Mà phải xem doanh nghiệp là đối tượng cần được phục vụ, đáp ứng yêu cầu. Khi doanh nghiệp hoạt động tốt, thuận lợi và vượt qua khó khăn, sẽ đưa lại thành quả cho nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam giữa dịch corona bị ảnh hưởng thế nào? Video: VTV

Nhìn nhận lại tiếng nói doanh nghiệp

Đứng trên góc độ thứ hai, GS Hoàng Văn Cường cho rằng cộng đồng doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận lại chính mình. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp thực sự đủ mạnh, đồng nhất, để tạo ra được hiệu ứng cho các thay đổi về các chính sách và vấn đề quản lý. Chính phủ, nhà nước và chính quyền rất mong muốn được lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống, từ chính các đối tượng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, tiếng nói này chưa phải hoàn toàn đã đồng thuận và có đủ sức mạnh.

Nếu như các doanh nghiệp vẫn cứ hoạt động theo dạng “mạnh ai người nấy chạy”, người khác chạy tốt thì cũng chạy theo và cạnh tranh với nhau, mà không kết nối với nhau, không tạo ra sự liên kết sức mạnh trong hệ thống của mình thì đến khi cần có tiếng nói thì rất khó để có được tiếng nói đồng thuận. Do vậy, hệ thống doanh nghiệp cần tính đến việc tái cấu trúc, tạo ra sự kết nối khép kín, tạo ra các chu trình trong sản xuất kinh doanh. Điều đó sẽ tạo ra cơ hội rất lớn khi các đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra có cơ hội thay thế khi các doanh nghiệp kết nối với nhau. Và như vậy, chúng ta sẽ chắp nối thành một khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm, nhờ đó khẳng định được sức mạnh trong tiến trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế, chứ không chỉ dừng lại ở một khâu sản xuất kinh doanh có giá trị thấp nhất.

Điểm thứ hai, bản thân dịch bệnh là thách thức nhưng cũng tạo ra cơ hội: các doanh nghiệp phải tự xem lại để tái cấu trúc hoạt động của mình; khả năng liên kết với nhau để thay thế những đứt gãy trên toàn cầu. Đại dịch là một yếu tố giúp chúng ta thay đổi, mà trước đây có thể chúng ta không dám thay đổi toàn bộ về mặt quy trình, chu trình, thậm chí về mặt phương thức, phương hướng hoạt động kinh doanh đến quản lý công nghệ. Hãy tranh thủ các cơ hội, dám loại bỏ đi những cái chưa phù hợp - GS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Trần Ánh - Trần Tuấn

---

Xem thêm: Loạt bài 4 kỳ: Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng Covid-19:

>>> "Trận cuồng phong" trên các mặt trận (Kỳ 1)

>>> Vì "mục tiêu kép" (Kỳ 2)

>>> Để khôi phục sản xuất và kinh doanh (Kỳ 3)

>>> Đồng hành cùng phát triển (Kỳ 4)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top