Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Ứng dụng thực tế số hóa và robot cho ngành Khai khoáng

Sự hỗ trợ từ robot vào các hoạt động khai thác của con người đã và đang mang lại nhiều ứng dụng hiệu quả, đặc biệt trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt, độc hại. Cùng với xu hướng sử dụng robot hỗ trợ khai thác, các thiết bị di động, đặc biệt là các robot vượt địa hình ra đời nhằm hỗ trợ con người trong thu thập thông tin, do thám và khắc phục sự cố, thảm họa. Một trong các ứng dụng nổi bật của các robot vượt địa hình là hỗ trợ người công nhân hầm mỏ trong các thao tác di chuyển, tìm kiếm, hỗ trợ cứu nạn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản.

Robot khai thác kim loại trong lòng biển_Ảnh Internet

Ngày 5/10, tại Hà Nội, hội thảo “Ngành Khai khoáng 4.0: Ứng dụng thực tế của công nghệ, mô phỏng, số hóa và robot cho ngành Khai khoáng” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu từ trong và ngoài nước để trao đổi thông tin, kiến thức về hướng phát triển phù hợp với ngành Khai khoáng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, đại diện Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Meslab cho biết, trong nhiều năm qua, việc thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của ngành Khoáng sản Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Nhu cầu về các loại khoáng sản của thị trường trong và ngoài nước là rất lớn và ngày càng tăng, do đó cần phát triển các công tác thăm dò, khai thác, chế biến các khoáng sản này một cách có hệ thống phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Vinh, Giám đốc giải pháp và phát triển kinh doanh, Công ty Arstone Việt Nam, chia sẻ, quản lý và bảo trì thiết bị thông minh trong ngành Khai khoáng, phần mềm quản lý bảo trì thiết bị có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành hoạt động của các doanh nghiệp. Quy trình quản lý bảo trì thiết bị cần phải chú ý đến việc: Tạo các mẫu lịch bảo trì; thiết kế các quy trình bảo trì; thiết kế các bài kiểm tra, các mẫu lịch bảo trì theo tần suất hoạt động hoặc theo thời gian định mức; phân công bảo trì máy theo mẫu lịch bảo trì hoặc theo các mẫu cấu hình; quản lý lịch bảo trì thông qua các báo cáo.

Vai trò chính mà quy trình quản lý bảo trì thiết bị đem lại chính là đảm bảo thiết bị vận hành trơn tru, hiệu quả; giảm thiểu tối đa tình trạng hỏng hóc đột ngột của máy móc; lên lịch bảo trì, bảo dưỡng tự động cho máy móc, hạn chế được các đầu việc thực hiện thủ công; quản lý máy móc hiệu quả, giờ chạy máy được cập nhật thường xuyên, dễ dàng tra cứu; lãnh đạo, quản lý sẽ dễ dàng lên kế hoạch mua sắm máy móc đúng thời điểm để đảm bảo công việc không bị gián đoạn; gia tăng năng suất của máy móc.

Đặc thù của các loại robot vượt địa hình là thay thế con người trong di chuyển, nên ngoài yếu tố chính xác khi thiết kế robot phải thỏa mãn một số yêu cầu đặc biệt (bên cạnh các yêu cầu đáp ứng của các robot truyền thống) như khả năng nhận, truyền tín hiệu từ xa, phải mang đến cho con người thông tin có được trong hầm mỏ, địa hình khai thác; đồng thời có thể cung cấp thông tin cơ bản về nguyên vật liệu tìm thấy trong hầm mỏ.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng thảo luận một số nội dung về: Chuyển đổi số trong thiết kế, lập kế hoạch khai thác và dữ liệu mỏ phục vụ sản xuất trong ngành Khai khoáng; công nghệ và sản phẩm que hàn đắp phục hồi sử dụng trong hoạt động sửa chữa… Từ đó, các chuyên gia đề xuất các giải pháp quản lý và bảo dưỡng thiết bị cơ điện và xe thi công cho ngành Khai khoáng, các giải pháp tiên phong ứng dụng công nghệ LIDAR trong thu thập dữ liệu hiện trạng 3D và tự động giám sát, theo dõi an toàn sạt lở lộ thiên.

Hội thảo còn là dịp để các doanh nghiệp, các nhà chuyên môn trong ngành Khai khoáng trao đổi, chia sẻ ứng dụng công nghệ số hóa robot trong khai thác và sản xuất để từ đó gia tăng sản lượng và giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và vấn đề môi trường.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top