
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tạo dựng niềm tin, thu hút người dân tham gia
-
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo
hiểm y tế (BHYT) đã phát huy vai trò quan trọng là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội,
góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh. Do đó, hơn lúc nào hết, cần có những giải pháp đột phá, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới
Truyền thông chính sách BHXH, BHYT: Tạo dựng niềm tin, thu hút người dân tham gia
Đảm bảo an sinh xã hội bền vững
Trong năm 2020, BHXH Việt Nam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Tính đến hết quý I/2021, số người tham gia BHXH gần 16 triệu người, đạt 32,4% lực lượng lao động trong độ tuổi (trong đó có gần 14,9 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, trên 1,1 triệu người tham gia BHXH tự nguyện); bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) gần 13,2 triệu người, đạt 26,7% lực lượng lao động trong độ tuổi, giảm 1,15% so với hết năm 2020; bảo hiểm y tế (BHYT) gần 87 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 88,9% dân số, giảm 1,24% so với hết năm 2020. Để đạt được những kết quả trên, công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng.
Bám sát quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH và Quyết định số 1676/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH, nội dung, hình thức tuyên truyền về BHXH, BHYT ngày càng đa dạng, phong phú, từng bước được đổi mới phù hợp với từng đối tượng, từng vùng miền, từng giai đoạn phát triển của ngành và từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Các thông tin được thực hiện đảm bảo đúng định hướng, trọng tâm, trọng điểm theo sát các vấn đề được dư luận và nhân dân quan tâm tại từng thời kỳ và theo chủ đề, chủ điểm truyền thông của ngành đặt ra.
Ở Trung ương, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức trên 120 hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, tư vấn... để truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trực tiếp tới 24.000 lượt người tham dự; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thực hiện được gần 16.000 tin, bài, phóng sự, toạ đàm, chuyên trang, chuyên mục, chương trình... phản ánh về công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN và các hoạt động của ngành.
Tại địa phương, BHXH các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với các sở ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức trên 26.000 hội nghị tập huấn, tư vấn, đối thoại,... tuyên truyền về BHXH, BHYT, BHTN cho khoảng trên 1,4 triệu lượt người tham gia; tích cực phối hợp với các cơ quan báo chí tại địa phương thực hiện trên 100.000 tin, bài, phóng sự, các cuộc phỏng vấn, các phim tài liệu, chuyên mục, chuyên đề, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, đối thoại tư vấn trực tiếp, show truyền hình về BHXH, BHYT.
Năm 2021, công tác truyền thông cũng được triển khai một cách tích cực, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Đặc biệt công tác truyền thông về ứng dụng VssID - BHXH số đã được cơ quan BHXH các cấp triển khai một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Theo đó, nhờ sự vào cuộc chủ động, tích cực của truyền thông, tính đến ngày 25/4/2021, đã có gần 850 tin, bài, phóng sự, chuyên mục, tọa đàm truyền thông về ứng dụng; qua đó đã có gần 4,5 triệu lượt tải, cài đặt, đăng ký sử dụng ứng dụng, với trên 3,72 triệu hồ sơ hợp lệ được duyệt, đạt 14,665 % so với tổng chỉ tiêu được giao tại kế hoạch số 818/ KH-BHXH của BHXH Việt Nam (mục tiêu đến ngày 31/12/2021 có 25.358.667 người cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID).
Đổi mới mạnh mẽ công tác truyền thông
Kết quả công tác truyền thông chính sách BHXH, BHYT thời gian qua đã góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin cho người dân trong việc thực thi chính sách, pháp luật, từ đó tích cực tham gia BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Tuy nhiên, cần có những giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH, BHYT phải gắn chặt với mục tiêu phát triển đối tượng, coi đó như là một chỉ tiêu về lĩnh vực xã hội. Để làm được điều này, cần xây dựng nội dung tuyên truyền, đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên thực sự có chất lượng để nâng cao hiệu quả các cuộc tuyên truyền tại cơ sở, giúp người dân hiểu được tính ưu việt của chính sách BHXH, BHYT từ đó, tích cực tham gia.
Tăng cường sự quan tâm của toàn xã hội, nhất là cấp uỷ, chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương, nhất là việc chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH tự nguyện. Phát hiện và biểu dương kịp thời các địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện tốt, đồng thời phê phán, xử lý nghiêm vi phạm. Chính quyền, cơ quan BHXH và các tổ chức đoàn thể cần chú ý làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT
Nam Nguyễn – Thu Trà – Gia Hân


Nhiều kết quả tích cực trong triển khai Đề án 06 của BHXH Việt Nam

Trên 17 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp trong KCB BHYT

BHXH tỉnh Lạng Sơn: Thực hiện hiệu quả chính sách, hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

BHXH Việt Nam: Khai giảng khóa đào tạo về xây dựng mô hình dự báo cân đối quỹ hưu trí

Thông báo tạm dừng triển khai tin nhắn tra cứu đến đầu số 8079

Tiếp tục xuất hiện tình trạng giả mạo FanPage Facebook của BHXH Việt Nam nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT

Thực hiện tốt chính sách, đảm bảo quyền lợi người tham gia BHYT năm 2023

Ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ngành BHXH Việt Nam năm 2023

Đề xuất phương án giải quyết chế độ BHXH cho người lao động đối với đơn vị nợ đóng BHXH
