Trường học hạnh phúc - Bộ sách Kim chỉ nam cho mục tiêu giáo dục hiện đại

22:32 23/11/2022 - Văn hóa xã hội
Công ty cổ phần Xuất bản và Dữ liệu ETS xuất bản bộ sách “Trường học hạnh phúc” bao gồm hai cuốn sách: “Hồi ký người thầy xây trường hạnh phúc và Xây dựng trường học hạnh phúc – con đường tôi đi”.  Bộ sách ra đời với mong muốn “thắp lửa niềm tin” cho các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục vững tin xây dựng một trường học hạnh phúc thực sự.

Bộ sách lấy cảm hứng từ mô hình "Happy School" của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

truong-hoc-hanh-phuc-1.jpg

Hồi ký người thầy xây trường hạnh phúc - Tác giả: Nguyễn Văn Hòa 

Trường học hạnh phúc, suốt 30 năm trong nghề giáo, đó là nỗi trăn trở, là mục tiêu mà thầy Hòa hướng đến từ những ngày đầu xây trường. Ngày tấm bé, thầy thấm thía những điều mà một cậu học trò được khích lệ, sợ hãi, mong muốn. Lớn dần lên trong giai đoạn đất nước còn rối ren, những ước mơ của thầy phải dừng lại vì lựa chọn đi bộ đội, chọn cống hiến sức trẻ cho hòa bình của Tổ quốc. Nhưng thầy vẫn nung nấu ước mơ như ngọn lửa âm ỉ cháy, để rồi khi trở về từ chiến trường, khi đã ngoài 30, thầy ôn và thi đỗ đại học.

Thầy dựa trên những trải nghiệm của bản thân để sáng lập nên ngôi trường mơ ước, một ngôi trường không có cái roi nào cả, một nhà trường phải tiến bộ về cả chỉ số hạnh phúc lẫn điểm số của mỗi học trò. Cuốn sách kể lại cuộc đời với những khó khăn cùng những thành công bằng giọng điệu nhẹ nhàng của một người từng trải. Đau buồn hay giận dữ, hạnh phúc hay hân hoan, tất cả các cảm xúc không còn quá mãnh liệt, nhường chỗ cho những bài học mà thầy đã đúc rút được trong cuộc đời, trong quá trình lập nghiệp, xây nên ước mơ. Và tận đến lúc này, khi đã gần 80 tuổi, thầy vẫn không nghĩ mình đã già và cần nghỉ ngơi, được làm việc, được cống hiến là niềm hạnh phúc mà thầy vẫn mong mỏi được tận hưởng từng ngày.

Xây dựng trường học hạnh phúc – Con đường tôi đi

Trường học hạnh phúc được khởi xướng từ loạt chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" trên Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7 và đã bắt đầu lan rộng tới nhiều trường học. Đó là ngôi trường quan tâm tới cảm xúc và tâm lý học sinh; môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng, hợp tác; mỗi cá nhân được thể hiện giá trị của bản thân. Đó là nơi mang lại hạnh phúc thực sự cho học sinh và thầy cô giáo.

truong-hoc-hanh-phuc-2.jpg

Trong nhiều năm, đã có những ngôi trường, những nhà giáo dục tâm huyết khắp cả nước tự tìm hướng xây dựng những ngôi trường "mơ ước" cho nhiều thế hệ học trò, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục "vì sự phát triển của con người" và trải nghiệm niềm hạnh phúc lớn lao của nghề giáo. Nhà giáo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa là một trong những người kiên trì theo đuổi con đường xây dựng "Trường học hạnh phúc" ấy.

Cuốn sách gói gọn những trải nghiệm và đúc rút thực tế của ông trong suốt sự nghiệp 30 năm lăn lộn với giáo dục và hành trình tìm kiếm con đường xây dựng "Trường học hạnh phúc", được viết với sự hỗ trợ nhiệt thành từ hai cộng sự của ông.

Dưới góc nhìn của nhóm tác giả - là những chuyên gia giáo dục từng là thành viên Ban cố vấn và là nhà sản xuất của những series truyền hình giáo dục nổi tiếng gây tiếng vang trong xã hội Việt Nam những năm qua "Thầy cô chúng ta đã thay đổi", "Cha mẹ thay đổi", "Hiệu trưởng thay đổi", đồng thời là những người làm công tác giáo dục, vận hành trường học trong hàng thập kỷ, sẽ cung cấp những "bí kíp" bao gồm những giải pháp thiết thực hiệu quả dành cho: Các hiệu trưởng và những nhà quản lý giáo dục; Các thầy cô giáo đang tìm kiếm phương pháp giảng dạy tối ưu tìm cách khiến học trò gắn kết với mình bằng tình yêu và sự kính trọng; cũng như những giải pháp thúc đẩy mối quan hệ hài hòa với phụ huynh; Các phụ huynh; Những người trẻ; Nhà đầu tư giáo dục, những nhà kinh doanh tìm thấy chân lý giáo dục hiện đại, xây dựng một ngôi trường lành mạnh hạnh phúc và phát triển toàn diện cho học sinh./.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top