Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 58.000 doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội

Theo báo cáo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, tính đến hết tháng 1/2023, trên địa bàn thành phố có hơn 58.000 doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội với số tiền hơn 4.800 tỷ đồng.

Ảnh minh họa

Cụ thể, tính đến ngày 31/1/2023, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 58.092 doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội, với tổng số tiền nợ 4.874,64 tỷ đồng, chiếm 7,55% so với tổng số thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sau khi trừ nợ dưới 1 tháng là 33,03 tỷ đồng và nợ khó thu là 581,74 tỷ đồng, số tiền nợ còn lại là 3.955,87 tỷ đồng, chiếm 6,13% so với tổng số thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó, hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 41.176 đơn vị nợ từ 1 đến 3 tháng với số tiền nợ 1.966,23 tỷ đồng; 6.729 đơn vị nợ từ 3 đến 6 tháng với số tiền nợ 423,73 tỷ đồng; 3.546 đơn vị nợ từ 6 đến 12 tháng với số tiền khoảng 335,51 tỷ đồng. Đặc biệt, trên địa bàn có 6.641 đơn vị nợ trên 12 tháng với số tiền nợ 1.812,14 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/1/2023, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyển UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền đối với 115 đơn vị (nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) với số tiền phạt là gần 16 tỷ đồng. Đã có 12 đơn vị chấp hành quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt 1,8 tỷ đồng, 62 đơn vị giải quyết nợ với tổng số tiền là 22,25 tỷ đồng.

Theo Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân khiến tình trạng nợ Bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn diễn ra là do tính tự giác chấp hành pháp luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của một số đơn vị chưa cao, đặc biệt là các đơn vị sử dụng ít lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập trong chế tài xử lý đối với các đơn vị chây ỳ, không chịu đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm xã hội chưa được giao đầy đủ trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội nên công tác thanh, kiểm tra, thực hiện các chế tài xử lý của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa đủ sức răn đe, dẫn đến một số đơn vị sử dụng lao động coi thường pháp luật, không chấp hành xử lý phạt, cố tình vi phạm.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình chiến sự trên thế giới khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp trong ngành may mặc, da giày hoạt động không ổn định, thiếu đơn hàng, bắt buộc phải cắt giảm nhân sự. Người lao động bị mất thu nhập nên không có điều kiện tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội và có xu hướng nhận Bảo hiểm xã hội một lần tăng cao, không quan tâm đến việc đóng Bảo hiểm tự nguyện để hưởng lâu dài.

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị điều chỉnh hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính theo từng hành vi trốn đóng, chậm đóng tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế cho phù hợp với tội danh trốn đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 216 Bộ Luật Hình sự.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát và các cơ quan ban ngành tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra trong công tác thu hồi nợ, nhằm ngăn chặn những trường hợp lạm dụng để trốn đóng, chậm đóng hoặc trục lợi Quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

Diệu Linh

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top