Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tọa đàm “Màu ký ức”: Tôn vinh những hy sinh bất khuất của các nhà báo, phóng viên chiến trường 

11:20 19/07/2024 - Văn hóa xã hội
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Liên Chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”. Chương trình là lời tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay với những nhà báo, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Các đại biểu thành kính dâng hoa tại khu tưởng niệm các nhà báo, liệt sĩ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Với vai trò là những thư ký của thời đại, trong gần một thế kỷ qua, các thế hệ người làm báo Việt Nam đã cùng viết nên những trang sử đầy tự hào của nền báo chí cách mạng nước nhà. Bảo tàng Báo chí Việt Nam - ngôi nhà di sản của các thế hệ người làm báo, nơi lưu giữ, trưng bày trên 35.000 tài liệu, hiện vật qua các thời kỳ của nền báo chí Việt Nam, kể từ khi thành lập đến nay đã trở thành điểm đến có sức thu hút với nhiều cơ quan báo chí trung ương và địa phương, của đông đảo các thế hệ người làm báo nước nhà.

Các đại biểu tham dự toạ đàm.

Trong số trên 35.000 tài liệu, hiện vật tại bảo tàng, có những tài liệu, hiện vật dẫu đã nhuốm màu thời gian nhưng là ký ức vĩnh cửu về những thế hệ nhà báo đầu tiên của nền báo chí Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều tài liệu, hiện vật vô giá của những nhà báo, chiến sỹ đã từng xông pha trên chiến trường, giữa mưa bom bão đạn, nhiều người đã đổ máu, đã hy sinh trên con đường đưa thông tin, hình ảnh đến với độc giả. Đó không chỉ là những tài sản có giá trị không gì đong đếm được mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã dầy công sưu tầm, bảo quản, trưng bày, còn là những thông điệp đắt giá, là tấm gương để các thế hệ làm báo hôm nay tri ân, soi chiếu và nhắc nhở chính mình trên hành trình tác nghiệp.

Nhà báo Trần Văn Hiền chia sẻ về hành trình đi tìm dấu chân các nhà báo liệt sĩ.

Phát biểu tại tọa đàm, nhà báo Phan Thanh Nam, Phó Tổng Biên tập Báo Văn hóa nhấn mạnh: "Với chủ đề “Màu ký ức”, thông qua chương trình Ban tổ chức mong muốn gửi gắm thông điệp ý nghĩa tới thế hệ những người cầm bút hôm nay. “Màu ký ức” có sắc đỏ của máu cha ông đã hy sinh và cống hiến. “Màu ký ức” là màu xanh hy vọng, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho thế hệ trẻ, trong đó có những người làm báo đương đại. Chương trình là sự tôn vinh những hy sinh bất khuất của những nhà báo, phóng viên chiến trường đã tận hiến cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam".

Nhà báo Hồ Quang Lợi với những câu chuyện xúc động về các tấm gương nhà báo liệt sĩ.

Trong chương trình, những câu chuyện mang màu ký ức đẹp đẽ và tự hào được các diễn giả, khách mời chia sẻ. Đó là những trao đổi về nghề từ nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam. Đó là những câu chuyện xúc động từ nhà báo Trần Văn Hiền, người đã miệt mài dành 15 năm tìm danh tính 511 đồng nghiệp là liệt sĩ. Nhà báo Trần Văn Hiền cũng được nhiều người biết đến với bài thơ "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh".

Các khách mời, đại biểu và các phóng viên, nhà báo đã cùng giao lưu, trò chuyện với gia đình nhà báo, Luật Sư Phan Tứ Kỷ, liệt sĩ hi sinh năm 1972 ở Quảng Trị. 

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam nhận sách và hiện vật về nhà báo liệt sĩ Phan Tứ Kỷ.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhà báo Phan Duy Hương đã hiến tặng Bảo tàng Báo chí Việt Nam 01 sổ ghi chép, một số tư liệu ảnh và 05 cuốn sách: "Thư chiến trường và những tấm hình có lửa; nhà báo Trần Văn Hiền hiến tặng Bảo tàng 02 cuốn sách "Nguyễn Ái Quốc, nhà báo không thẻ" và "Dáng đứng dưới tầm bom"; nhà báo Hồ Quang Lợi tặng bảo tàng cuốn sách "Người trên đường đời" cùng một số các hiện vật khác được trao tặng.

PV

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top