Thoái vốn 12 doanh nghiệp lớn - tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng

Điều này để tạo sự cạnh tranh công bằng hơn và sức bậc mới cho cộng đồng các doanh nghiệp.

Việc Chính phủ chỉ đạo thoái vốn tại 12 Tổng công ty lớn của Nhà nước được nhiều chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp tư nhân ở TP HCM đánh giá cao  sự chỉ đạo quyết liệt này.

 Nhiều doanh nghiệp ở TP HCM cho rằng, việc thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước đáng lẽ phải được làm từ rất  lâu. Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần và doanh nước ngoài rất mong muốn điều này để tạo sự cạnh tranh công bằng hơn. Khi đó sẽ tạo thêm sức bậc mới cho các doanh nghiệp.

Thoái vốn sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.  (Ảnh minh họa: KT)

Bên cạnh đó, sau khi thoái vốn thì người điều hành doanh nghiệp sẽ được đại hội đồng cổ đông quyết định, không phải theo sự bổ nhiệm nhân sự trước đây của Nhà nước. Nó có thể sẽ tạo ra nguồn nhân lực tốt để điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn.  

 

Ông Trần Việt Anh,  Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu  Nam Thái Sơn cho rằng, điều này tạo ra sự công bằng tất cả các chính sách. Doanh nghiệp có quyền lợi như nhau, cùng nhau hoạt động trên thương trường tạo sự đồng đều nhất quán tốt cho sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, không phân biệt thành phần, tạo thành một khối tiến lên phía trước.

Về hiệu quả của việc thoái vốn, một số chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi, quá trình thoái vốn theo phương thức nào? tiến trình thoái vốn như thế nào? thoái vốn một lần hay nhiều lần… Điều quan trọng là việc thoái vốn làm sao để tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước và không làm mất thương hiệu lớn của Việt Nam. Nguồn vốn này sẽ  sử dụng như thế nào  để hiệu quả. Tiền này dùng để trả nợ công hay đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

TS. Trần Văn Thuận, Trường Đại học Tài chính - Marketing TP HCM cho rằng, dù thoái vốn theo lộ trình nào, doanh nghiệp vẫn cần được tạo điều kiện điều hành, hiệu quả tốt hơn.

“Khía cạnh thị trường là điều tốt để doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, sau thoái vốn và cổ phần hóa, những doanh nghiệp Nhà nước có tiếp tục là của Việt Nam hay là doanh nghiệp của nước ngoài vẫn là điều chúng ta cần phải cân nhắc”, TS. Trần Văn Thuận chỉ rõ./.

Nguồn: VOV-TP HCM

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top