Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực Công nghệ thông tin

03:28 09/12/2021 - Kinh tế
Công ty TNHH LogiGear, Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Paracel, Công ty TNHH CodeComplete là 3 doanh nghiệp tiếp theo tham gia ký kết hợp tác đào tạo thực hành, tuyển dụng nhân lực Công nghệ thông tin (IT) tại ĐH Đông Á, nâng tổng số doanh nghiệp liên kết hợp tác trong nhóm ngành này lên hơn 55 đơn vị.

Lễ ký kết hợp tác đào tạo và cung ứng nhân lực ngành Công nghệ thông tin

Với hợp tác này, sinh viên ngành Công nghệ thông tin ĐH Đông Á không chỉ được đảm bảo 100% cơ hội thực hành nghề nghiệp 3 học kỳ tại các doanh nghiệp trong khóa học mà còn được tham gia các dự án theo tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp, được phát triển các kỹ năng cần thiết hướng tới đội ngũ nhân sự có khả năng đưa ra ý tưởng, giải pháp cho khách hàng.

Trong cuộc đối thoại với các bạn tân sinh viên ngành CNTT, các doanh nghiệp chia sẻ, “con đường” nghề nghiệp CNTT bắt đầu với 60% chuyên môn và 40% kỹ năng, ngoại ngữ. Trong đó nhấn mạnh đến kỹ năng tự học, tự đọc tài liệu để cập nhật thường xuyên, làm phong phú vốn kiến thức về công nghệ; kỹ năng học online để sẵn sàng thích nghi cho việc làm việc online trong thời đại công nghệ số là tất yếu.

Bên cạnh đó, lực lượng làm việc cũng cần trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản lý công việc,… để sẵn sàng tham gia các dự án tại doanh nghiệp khi làm việc. Các doanh nghiệp cũng bày tỏ, nhu cầu nhân lực ngành CNTT tại Việt Nam và các nước như Nhật Bản lúc nào cũng dành cánh cửa rộng với các bạn SV có năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tốt.

Đối thoại doanh nghiệp và tân sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học Đông Á về chuyên môn, kỹ năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong và ngoài nước

Các bạn tân sinh viên đã hào hứng đặt nhiều câu hỏi “hóc búa” trước các nhà tuyển dụng tương lai, trao đổi cởi mở về quá trình trau dồi chuyên môn từ giảng đường để không bị “lạc hậu” trước sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp trong nước và Nhật Bản trong lĩnh vực CNTT, Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu, đặc biệt là các bạn luôn đặt tâm thế sẵn sàng cho việc trở thành nhân lực trình độ cao ngay từ khi chọn ngành, chọn trường.

Với câu hỏi: “SV cần chuẩn bị gì từ năm 1 để ra trường được tiếp nhận làm việc ngay”, ông Nguyễn Thanh Vương – Giám đốc Cty TNHH giải pháp công nghệ Paracel cho rằng, SV cần học từng bước một (step-by-step), bám sát theo khung chương trình đào tạo tích hợp các module nghề nghiệp tại trường, đã được các doanh nghiệp tham vấn, góp ý, tiệm cận cao nhất với thực tế tại doanh nghiệp.

Tân sinh viên ngành CNTT tham gia đối thoại trực tuyến với doanh nghiệp

Với câu hỏi đến từ các kỹ sư CNTT tương lai mong muốn phát triển nghề nghiệp tại thị trường Nhật Bản và doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, ông Ishizuki - Đại diện Công ty Global Design IT Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, Global Design IT đã có quá trình hợp tác chặt chẽ với ĐH Đông Á hơn 5 năm qua. Đơn vị luôn dành đánh giá cao với các bạn sinh viên có năng lực học tập thành thạo ở các ngôn ngữ lập trình cùng với trình độ Nhật ngữ từ N3 trở lên vào làm việc tại các chi nhánh trong 3 năm trước khi làm việc tại trụ sở của công ty.

Hợp tác với các đối tác chiến lược trong lĩnh vực CNTT được kỳ vọng sẽ giúp gắn kết chặt chẽ đào tạo và yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp, đào tạo và việc làm cho sinh viên. Trong đó mỗi doanh nghiệp đều dành “chỉ tiêu” tiếp nhận ít nhất 10-15 sinh viên CNTT Đại học Đông Á thực tập và ưu tiên tuyển dụng sinh viên đã có học kỳ đi làm tại đơn vị vào làm việc chính thức mỗi năm.

Mở rộng và gắn kết sâu với mạng lưới doanh nghiệp liên kết theo nhóm ngành góp phần vào việc xác lập cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp và việc làm với hơn 6.000 vị trí việc làm tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước dành cho sinh viên Đại học Đông Á mỗi năm theo định hướng hội nhập toàn cầu.

Khánh Trinh 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top