Thanh Hóa: Du khách hài lòng khi đến với lễ hội Đền Nưa - Am Tiên

11:23 22/02/2024 - Văn hóa
Sau nhiều năm phải thực hiện các quy định hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch Covid-19, lễ hội Đền Nưa - Am Tiên Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã chứng kiến hàng vạn du khách hành hương về đây, cầu mong cho một năm mới an lành.

Điện thờ chính 

Quần thể di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên thuộc làng Cổ Định, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) gồm: "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên" với tổng diện tích khoảng 100 ha, gắn với sự tích cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248.

Theo sử sách ghi chép lại, năm 248, Triệu Thị Trinh cùng người anh trai là Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng, đã tập hợp nghĩa sĩ, chọn núi Nưa làm căn cứ để luyện tập võ nghệ, dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi giặc Đông Ngô xâm lược giành lại độc lập tự do cho dân tộc khỏi ách thống trị. Do tương quan lực lượng, cuộc khởi nghĩa sau đó đã thất bại nhưng tiếng  vang của cuộc khởi nghĩa đã làm thức tỉnh lòng yêu nước, tự tôn dân tộc. Nữ tướng Triệu Thị Trinh không chịu khuất phục khi khởi nghĩa thất bại đã tuẫn tiết ở núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) ngày nay. Câu nói của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”.

 Người dân chiêm bái huyệt đạo thiêng trên đỉnh ngàn Nưa

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử văn hóa, dấu tích về cuộc khởi nghĩa trên ngọn núi Nưa đã bị phai mờ theo thời gian, nhưng câu chuyện về giếng tiên, bàn cờ tiên, vườn thuốc tiên, động Am Tiên… vẫn được sử sách ghi chép lại cụ thể, trong dân gian câu chuyện lịch sử vẻ vang về nữ tướng Triệu Thị Trinh vẫn được các thế hệ lưu truyền đến tận ngày nay.

Sau nhiều năm phải hạn chế tụ tập đông người để phòng chống dịch Covid-19, lễ hội Đền Nưa - Am Tiên Xuân Giáp Thìn năm 2024 khai mạc vào ngày mùng 9 tháng Giêng và kéo dài đến ngày 20 tháng Giêng như thường lệ, hàng vạn du khách khắp mọi miền của đất nước đã hành hương về với lễ hội cầu mong một năm mới an lành.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày diễn ra lễ hội hàng vạn du khách khắp mọi miền của đất nước đã hành hương về với lễ hội đền Nưa - Am Tiên, khách về đông nhất vào các ngày mùng 8, mùng 9 tháng Giêng sau khi mở cổng Trời. Chị Hồng Liên, thường trú tại thành phố Hưng Yên chia sẻ: “ Sau nhiều năm bị hạn chế để kiểm soát dịch Covid-19, năm nay chị cùng gia đình lại hành hương về với lễ hội để cầu may, cầu cho một năm mới an lành và thành công”. Về công tác tổ chức lễ hội năm nay chị chia sẻ: “ Chị rất yên tâm khi tham gia lễ hội, công tác an ninh trật tự được Ban Tổ chức lễ hội chuẩn bị chu đáo, xe trung chuyển an toàn, giá cả các mặt hàng, dịch dụ phù hợp, cảnh quan môi trường vẫn giữ được nét hoang sơ, sạch sẽ…”.

Ban Tổ chức sắp xếp khách tham quan lên xe khách trung chuyển

Anh Nguyễn Anh Tuấn, thường trú tại thành phố Nam Định tham gia lễ hội chia sẻ: “Lễ hội Đền Nưa - Am Tiên Xuân Giáp Thìn năm 2024 chứng kiến cảnh du đến với lễ hội rất đông, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, giá các dịch vụ phù hợp, công tác phục vụ của ban tổ chức rất chu đáo…”.

Để tiếp tục đảm bảo các điều kiện phục vụ lễ hội Đền Nưa - Am Tiên năm 2024, ông Tào Quang Sơn đại diện Ban Tổ chức Khu di tích quốc gia Am Tiên cho biết: “Ngày 8 tháng Giêng là ngày cuối của tuần đầu năm mới, là ngày cúng khai phủ, nhật cửu tức ngày 9 tháng Giêng, cúng mở huyệt đạo. Nhân dân ta gọi là ngày “mở cổng trời”. Năm nay, sau nhiều năm bị hạn chế do để kiểm soát dịch Covid-19 hàng vạn du khách về với lễ hội ngay từ ngày mùng 8, rạng sáng ngày mùng 9 tháng Giêng. Ban Tổ chức chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an ninh, văn hóa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách khi tham gia lễ hội, xử lý thông tin phản ánh kịp thời, tạo các điều kiện tốt nhất khi du khách hành hương về với lễ hội…”.

 Công tác an ninh trật tự, cảnh quan môi trường được đảm bảo

 Du khách hành hương về với lễ hội, giao thông được đảm bảo, an toàn

Để phục vụ du khách khi hành hương về với lễ hội Đền Nưa - Am Tiên, ông Hoàng Văn Chung, Chủ tịch UBND thị trấn Nưa cho biết: “Để lễ hội Đền Nưa - Am Tiên diễn ra an toàn, thân thiện với du khách khi hành hương, ngay từ những ngày đầu năm mới, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban có liên quan làm tốt công tác chuẩn bị, tạo điều kiện tốt nhất, phục vụ du khách khi tham gia lễ hội, tất cả các lực lượng trong ban tổ chức, trực 24/24 h đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, tiếp nhận, xử lý các thông phản ánh của du khách kịp thời…”.

Theo ghi chép của sử sách, nước ta có 3 huyệt đạo thiêng gồm, núi Đá Chông (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), núi Bà Đen (xã Thạnh Tân, TP. Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) và núi Nưa (xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Huyệt đạo trên đỉnh ngàn Nưa được đánh giá là một trong những huyệt đạo linh thiêng nhất cả nước.

Lê Thanh

 

Điện thờ chính

 

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top