Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ban hành hướng dẫn triển khai chuyển đổi số

21:57 11/09/2023 - Văn hóa xã hội
Hội nghị trực tuyến giao ban quản lý nhà nước quý III/2023 đã được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 11/9, với 67 điểm cầu trên cả nước.

Quang cảnh hội nghị_Ảnh: Hải Anh

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng các Sở Thông tin và Truyền thông cần xử lý thách thức, tồn tại của ngành này theo phương châm "4+1". Những việc cần làm ngay là dùng công cụ số, ứng dụng AI để thay cho 60% công sức lao động, giúp gia tăng năng suất; tiến hành xã hội hóa, kêu gọi nhiều lực lượng cùng tham gia giải quyết các vấn đề của ngành tại địa phương, bằng việc thành lập tổ công tác hỗ trợ bao gồm đại diện các doanh nghiệp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ số, báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản trên địa bàn.

Đồng thời, các đơn vị rà soát, thiết kế lại tổ chức, bớt đi những việc cũ không còn giá trị để tối ưu hóa nguồn lực, dành thời gian công sức cho việc mới. Đối với việc khó, việc mới, khi giao việc, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ hướng dẫn, chỉ ra cách làm.

Việc quan trọng cần thực hiện thời gian tới, đó là Sở Thông tin và Truyền thông nên có đầu tư thuê các chuyên gia xuất sắc trong một thời gian ngắn, hoặc theo từng dự án để bổ sung những tri thức mới. Giám đốc các Sở Thông tin và Truyền thông cần đề nghị với UBND, HĐND tỉnh dành nguồn lực cho việc này.

Đối với lĩnh vực bưu chính, Bộ trưởng giao Thanh tra Bộ sớm thanh tra tại một số địa bàn trọng điểm trong tháng 10/2023 về hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính. Việc thanh tra tập trung vào một số vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính; việc lợi dụng buôn lậu qua đường bưu chính… Thứ trưởng phụ trách khối chỉ đạo việc thanh tra để có hướng xử lý dứt điểm.

Việc thanh, kiểm tra trong lĩnh vực bưu chính cần rút kinh nghiệm từ các vấn đề trong xử lý sim rác ở lĩnh vực viễn thông, hay với các nền tảng xuyên biên giới quản lý khá lỏng lẻo, dẫn đến hiện nay phải xử lý rất mệt mỏi, mất thời gian…

Cũng theo Bộ trưởng, người đứng đầu các đơn vị trực thuộc cần chú ý, chú trọng những việc "nóng", vấn đề "nóng", tồn tại của lĩnh vực quản lý để nhận dạng, tháo gỡ, giải quyết dứt điểm; tránh tình trạng làm quản lý nhưng chung chung, không tư duy sâu, không cụ thể, không nắm được việc… Quản lý phải vì sự phát triển, phải làm lành mạnh lĩnh vực quản lý theo nguyên tắc không đẩy việc lên trên.

Nhấn mạnh chuyển đổi số đã đến lúc cần triển khai ứng dụng mạnh mẽ, Bộ trưởng cho rằng mỗi địa phương cần thành lập một trung tâm chuyển đổi số, là nơi tập hợp các giải pháp chuyển đổi số xuất sắc. Đây cũng là nơi thể hiện các lời giải, cách làm, việc phải làm, tương tự như cẩm nang hướng dẫn. Tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ban hành hướng dẫn triển khai chuyển đổi số - căn cứ mẫu để các đơn vị chủ động thực hiện. Bộ cũng sẽ hỗ trợ các địa phương thành lập trung tâm chuyển đổi số thông qua các giải pháp số, công cụ số.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 14/9, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 7/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023, đã chủ trì họp Hội đồng Sơ khảo Giải.
Ở nước ta, báo chí ra đời chậm so với báo chí phương Tây khoảng hơn 2,5 thế kỷ. Vào thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX, những thế hệ nhà báo đầu tiên làm báo trong thời kỳ từ mấy thập niên cuối của thế kỷ XIX đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hầu hết đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, mang theo đi rất nhiều những điều thú vị, nhiều câu chuyện phong phú về một thời làm báo còn sơ khai, đầy bỡ ngỡ nhưng đó là sự mở đường rất đáng trân trọng, đặt nền móng rất quan trọng cho báo chí Việt Nam.
Báo chí Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng luôn được đề cao. Bởi, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc. Đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến giới báo chí, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Tầm quan trọng của đạo đức người làm báo phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng, có những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức khác nhau đan xen, hòa quyện. Do vậy, cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top