Tân Hiệp Phát: “Giá trị cốt lõi, kim chỉ nam cho doanh nghiệp”

Theo bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nền tảng văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng để dẫn dắt doanh nghiệp vượt khó.

Bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Giá trị văn hóa cốt lõi, kim chỉ nam cho doanh nghiệp

Trong hơn 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống của người dân cũng đứng trước nguy cơ bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Trước những khó khăn đó, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để sống chung với dịch bệnh. Đồng thời, cải thiện dần những khó khăn, từng bước ổn định hoạt động sản xuất.

Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến “Bứt phá kinh doanh hậu Covid-19 bằng văn hóa doanh nghiệp”, bà Trần Ngọc Bích, Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải làm việc theo hình thức trực tuyến, online, thì việc kết nối lãnh đạo với nhân viên, nhân viên với nhân viên rất khó khăn.

Mặt khác, doanh nghiệp làm việc online, nhân viên không gặp nhau, nên mọi người thiếu đi sự đoàn kết. Năng suất công việc cũng vì vậy mà không được đảm bảo như thời điểm trước dịch. Đây không chỉ là nỗi lo của Tân Hiệp Phát, mà hầu như doanh nghiệp nào cũng gặp phải”, bà Bích nói.

Tại Tân Hiệp Phát, tất cả mọi người không phân biệt lãnh đạo, hay người lao động kết nối với nhau chặt chẽ với nhau và hướng tới một mục tiêu chung, bên cạnh các yếu tố về công nghệ thì điều quan trọng là cách hành xử của từng cá nhân dựa trên các giá trị cốt lõi của THP.

Phân tích rõ hơn về điều này, bà Bích nói: “Các giá trị cốt lõi, chính là kim chỉ nam cho mọi người, mọi cán bộ, nhân viên, người lao động làm theo vượt qua mọi rào cản, thách thức”.

Tân Hiệp Phát bắt đầu hoạt động từ năm 1994, ngay từ thời điểm đầu đã đối mặt với rất nhiều khó khăn, như không có vốn, thiếu kiến thức, thiếu giải pháp. Thế nhưng, nhờ xây dựng được bộ giá trị cốt lõi, những khó khăn ban đầu đã được giải quyết”, bà Bích chia sẻ thêm.

7 giá trị cốt lõi của Tân Hiệp Phát

Kể từ khi thành lập tới nay, Tân Hiệp Phát luôn trung thành với tuyên ngôn “Number One”, với nguyện vọng đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam, bằng cách trở thành Tập đoàn hàng đầu châu Á trong lĩnh vực thức uống và thực phẩm.

Để làm được điều này, Tân Hiệp Phát đã xây dựng 7 giá trị cốt lõi, để làm kim chỉ nam cho mọi người hướng đến. Ví dụ như giá trị “Không gì là không thể”, “Hôm nay phải hơn hôm qua, nhưng không bằng ngày mai”, “Chính trực”, “Làm chủ trong công việc”;…

Bà Trần Ngọc Bích tự hào, trên thực tế, trong 2 năm “sống chung với đại dịch”, rất nhiều cá nhân làm việc tại Tân Hiệp Phát đã thể hiện 7 giá trị cốt lõi của công ty.

Ví dụ như bộ giá trị cốt lõi “chính trực”, bà Bích cho biết: Tại nhà máy Number One Hà Nam, một nhân viên lái xe, được tuyển về có nhiệm vụ đưa đi, đón về lãnh đạo doanh nghiệp.

Thế nhưng, thông qua bộ giá trị cốt lõi, nhân viên này không dừng lại công việc đưa đón lãnh đạo. Trong thời gian rảnh rỗi, nhân viên này còn tăng ca, và làm thêm những công việc không thuộc về nhiệm vụ của mình, ví dụ như xung phong trồng cây xanh, sửa xe ben, hoặc sửa chữa một số đồ vật đơn giản;…

Tại Tân Hiệp Phát, những giải pháp mới, những đề xuất có tính khả thi cao đều được Tổng giám đốc trực tiếp xem xét để đưa vào thực tiễn. Mọi người đều có thể bày tỏ quan điểm cá nhân, đều có thể đề xuất những giải pháp tốt hơn, cho doanh nghiệp lên Giám đốc khối. Sau đó, Giám đốc khối sẽ chuyển trực tiếp đến Tổng Giám đốc xét duyệt. Điều này đã làm tăng sự tương tác, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp”, bà Bích chia sẻ.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát chia sẻ về câu chuyện “Có trường hợp nhân viên làm ca sáng, thích ăn một món vừa ra lò, còn nóng hổi, lãnh đạo công ty đã chia sẻ nhân viên có thể lên bếp sớm hơn một chút để lấy ra căn-tin ăn. Tuy nhiên nhân viên này đã từ chối vì nếu ai cũng như mình thì công ty sẽ rất lộn xộn, phải có tổ chức kỷ luật hẳn hoi”, bà Bích chia sẻ.

Bà Trần Ngọc Bích tự hào khi xây dựng được bộ 7 giá trị cốt lõi, nhưng bà Bích tự hào hơn nữa khi mọi người trong đại gia đình “Tân Hiệp Phát” có thể áp dụng nó trong mọi mặt của đời sống – xã hội.

Việc thực hiện những giá trị cốt lõi là phương thức đánh giá văn hóa của doanh nghiệp đó. Do đó, chúng tôi rất tự hào những người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp có thể biến những điều không thể thành có thể. Từ đó xây dựng một doanh nghiệp có tính tổ chức kỷ luật rất cao”, bà Bích chia sẻ.

Đại dịch COVID-19 khó khăn nhưng cũng là thử thách của các giá trị cốt lõi

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp như hiện nay, các bộ giá trị của Tân Hiệp Phát một lần nữa phát huy những giá trị ưu việt khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Dựa trên thông điệp, mọi người phải có bản lĩnh sống cùng đại dịch, mọi người lao động phải sống cho xã hội, phải chấp nhận khó khăn để vượt qua, Tân Hiệp Phát đã đạt được những thành công nhất định trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

Bà Bích chia sẻ: “Nhờ vào việc duy trì bộ giá trị cốt lõi, cho tới nay, sau 80 ngày hoạt động sản xuất theo mô hình “3T”, người lao động tại Tân Hiệp Phát vẫn duy trì được nhịp độ công việc. Mọi người đều hăng say làm việc. Bên cạnh đó, hơn 2 triệu sản phẩm của Tân Hiệp Phát đã được chuyển tới tuyến đầu phòng chống dịch, những đơn hàng cũng được thực hiện đúng tiến độ”.

Để đạt được thành quả này, chúng tôi luôn nhắc nhở mọi người, dịch bệnh cũng chính là thử thách. Đây là giai đoạn Tân Hiệp Phát thực hiện các giá trị cốt lõi. Chúng tôi xác định dịch bệnh là một cuộc chiến dài kỳ, nhờ đó các giá trị cốt lõi sẽ trở thành một bàn đạp để Tân Hiệp Phát vượt qua đại dịch”, bà Bích khẳng định.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top