Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để thực hiện công tác chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Và các cơ quan báo, đài cũng không nằm ngoài tác động đó. Hơn nữa các Đài lại là những đơn vị có tính đặc thù trước yêu cầu chuyển đổi số để phục vụ nhân dân trong giai đoạn đại dịch và theo kịp xu hướng của thời đại.
Đài PT-TH Tây Ninh:

Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có để thực hiện công tác chuyển đổi số_Ảnh: PV

Nhà báo Vũ Xuân Trường, UVBCH Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Tây Ninh, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Tây Ninh cho biết, Tây Ninh là một trong số ít các địa phương trong cả nước sớm ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Ngay khi có Nghị quyết về chuyển đổi số của Tỉnh ủy, Đài PT-TH Tây Ninh đã đánh giá hiện trạng và xác định mục tiêu chuyển đổi số là việc phải làm. Trên cơ sở những nguồn lực của mình như nhân lực, tài chính, văn hóa của đơn vị, Ban lãnh đạo Đài đã đề ra những kế hoạch cụ thể cho công tác chuyển đổi số, đồng thời đặt ra những mục tiêu, tầm nhìn để tìm đối tác công nghệ phù hợp với định hướng, có sự điều chỉnh, sáng tạo trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch.

Theo Nhà báo Vũ Xuân Trường, chuyển đổi số là quá trình số hóa quan hệ sản xuất, tự động hóa sản xuất kết hợp số hóa và liên kết dữ liệu đã được số hóa để tối ưu hóa nguồn lực, giảm thiểu di chuyển và đạt hiệu quả cho tốt nhất cho Đài thực hiện công tác chuyển đổi số. Xác định được điều này, Đài PT-TH Tây Ninh đã xây dựng kịch bản tiến trình chuyển đổi số rất chi tiết.

Cụ thể, Đài sẽ tổ chức lưu trữ dữ liệu tập trung, ứng dụng công nghệ và những giải pháp phục vụ cho việc lưu trữ, quản trị khai thác. Đặc biệt là các tính năng giúp cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn có thể tìm kiếm, khai thác được tư liệu, chất liệu phù hợp với nội dung đề tài nhanh chóng, chính xác và thậm chí có thể tìm thấy các tư liệu gợi mở thêm cho biên tập viên một cách nhìn mới, thấu đáo, toàn diện hơn về vấn đề đang quan tâm; Khai thác tối đa tất cả hạ tầng phân phối nội dung số hiện tại (Youtube, Facebook, Tiktok, website, ứng dụng di động,...).

Đây được xem là môi trường thử nghiệm trước khi đủ điều kiện xây dựng hệ sinh thái số riêng của Đài; triển khai phần mềm trong công tác quản lý, điều hành; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quy trình sản xuất; sử dụng dịch vụ đám mây (cloud) để lưu trữ dữ liệu, sản xuất nội dung trực tuyến và phát triển hệ sinh thái số của Đài; quản lý dữ liệu trên nền tảng Cloud; đón đầu xu hướng 5G để đầu tư sản xuất nội dung cho di động; thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới và chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa doanh thu báo chí.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cùng Lãnh đạo Hội Nhà báo tỉnh chụp hình và các tác giải đoạt giải tại Lễ Kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam_Ảnh: PV

Nói về rào cản lớn nhất trong tiến trình chuyển đổi số mà các cơ quan báo chí đang phải đối diện, đó là vấn đề con người, nhất là người đứng đầu. Nhà báo Vũ Xuân Trường cho biết, yếu tố này ở Đài PT - TH Tây Ninh lại là thế mạnh để thực hiện tốt kịch bản đã đề ra vì người đứng đầu có kiến thức và am hiểu công nghệ, rất ủng hộ công tác chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Đài còn có một đội ngũ nhân sự am hiểu, nhiệt tình và hết mình cống hiến, đặc biệt trong công tác chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ở Đài PT - TH Tây Ninh lại có những thách thức không nhỏ khác mà cả tập thể đang nỗ lực để vượt qua. Đó là, Đài không đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào hạ tầng, trang thiết bị hiện đại; hiếm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Trình độ, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ, phân tích dữ liệu thông tin của nguồn nhân lực cũng chưa đáp ứng. Khoảng cách giữa hiểu và làm; năng lực chuyển đổi số trong sáng tạo nội dung báo chí thật sự đang là thách thức cốt lõi của Đài PT - TH Tây Ninh, cũng như các cơ quan báo, đài trong quá trình chuyển đổi số hiện nay.

Khi được hỏi về vấn đề Đài PT - TH Tây Ninh sẽ làm gì để có thể làm chủ được công nghệ, hạn chế sự lệ thuộc vào công ty công nghệ. Nhà báo Vũ Xuân Trường vui vẻ cho biết, tuy chúng tôi có những khó khăn, thách thức nhưng vẫn trong tầm kiểm soát với những giải pháp hết sức căn cơ. Cụ thể, Đài PT - TH Tây Ninh đã đưa ra mô hình, mục tiêu và lộ trình chuyển đổi số, từ đó tìm kiếm những nhà cung cấp dịch vụ phù hợp để hợp tác và chuyển giao cho Đài; Đài phối hợp với các cơ quan chức năng để nghiên cứu, xây dựng mô hình chuyển đổi số cho Đài theo lộ trình cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tiễn; tìm kiếm các đơn vị, doanh nghiệp công nghệ cung cấp nền tảng và chuyển giao công nghệ cho lực lượng nhân sự của Đài quản trị, quản lý và làm chủ hệ thống.

“Đặc biệt, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có của Đài về nhân sự, tư liệu, dữ liệu để thực hiện công tác chuyển đổi số phù hợp với từng giai đoạn, từng công việc một cách sáng tạo theo kịch bản đề ra” - Nhà báo Vũ Xuân Trường chia sẻ./.

Ngọc Bích

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top