Sầu riêng Đắk Lắk: Triển vọng và thách thức

Sầu riêng đã trở thành cây ăn trái chủ lực của tỉnh Đắk Lắk, mang lại thu nhập cao, ổn định cho người nông dân. Việc xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng là cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ.

 Cây trồng chủ lực

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện nay, sầu riêng là loại cây trồng chủ lực tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk năm 2022 là 22.458 ha, tăng 7.550 ha so với năm 2021; sản lượng đạt 187.986 tấn, tăng 50.342 tấn so với năm 2021. Một số địa phương có diện tích trồng sầu riêng lớn như huyện Krông Năng, Krông Pắk, Cư M’gar, Ea H’leo, thị xã Buôn Hồ...

Hiện nay, sầu riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập tốt cho nông dân. Vì vậy, diện tích và sản lượng sầu riêng trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, không chỉ phát triển diện tích trồng thuần mà còn được trồng xen trong vườn cà phê, bước đầu đã hình thành một số vùng trồng quy mô lớn phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Tỉnh Đắk Lắk hiện có 49 mã số vùng trồng cây sầu riêng với diện tích 1.819 ha. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 17 mã cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu.  

Vuờn sầu riêng năng suất cao ở xã Ea Nam, huyện Ea H’leo chuẩn bị cho thu hoạch.

Trong những năm gần đây, hương vị sầu riêng Việt Nam đã không chỉ chinh phục thị hiếu của khách hàng trong nước mà còn vươn ra nhiều thị trường trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hongkong (Trung Quốc), Mỹ, chây Âu ... Việc sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là thành công lớn của ngành hàng sầu riêng Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cũng là niềm vui lớn của các ngành, các cấp, khối các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân. Đây vừa là thời cơ nhưng cũng chính là thách thức đối với các ngành, các cấp, doanh nghiệp, nông dân bởi vì muốn xuất khẩu trái sầu riêng, các bước chuẩn bị phải làm rất kỹ càng, từ khâu liên kết xây dựng, thiết lập vùng trồng, thiết lập cơ sở đóng gói cho đến quá trình sản xuất, đóng gói sản phẩm, kiểm soát sinh vật gây hại…

Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2025 ổn định diện tích sầu riêng trên 22.000 ha, sản lượng trên 225.000 tấn; mở rộng và duy trì diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; cấp mã số vùng trồng đạt trên 20% diện tích…

Được mùa được giá bà con ở huyện Krông Păk hồ hởi thu hoạch sầu riêng.

Thách thức đặt ra

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế có được để phát triển thị trường ngành hàng sầu riêng cũng đứng trước khá nhiều thách thức, khó khăn cần tháo gỡ để phát triển bền vững. Hạn chế lớn nhất là quy mô nhỏ lẻ, manh mún, và chủ yếu là trồng xen, khó khăn cho công tác đầu tư, quản lý chất lượng, tiêu thụ sản phẩm. Việc thực hiện liên kết từ sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, tiêu thụ chưa thực sự hiệu quả.

Thực tế cho thấy tính ràng buộc về trách nhiệm và lợi ích của cá nhân tham gia liên kết (kể cả liên kết chính thống) còn rất hạn chế, do vậy kết quả và hiệu quả vẫn chưa ổn định và bền vững. Cùng với đó, nhận thức của người dân trong sản xuất cũng như trong chuỗi liên kết vẫn còn hạn chế, do đó cũng làm ảnh hưởng đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

Đại lý thu mua sầu riêng ở huyện Krông Păk làm việc tích cực cho chuyến hàng xuất khẩu mới.

Trước yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu mặt hàng sầu riêng, việc liên kết nông dân trồng sầu riêng để ngành hàng này phát triển bền vững là vấn đề mà các ngành chức năng tỉnh thực hiện càng sớm càng tốt. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk để phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng, tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp. Trước hết, tỉnh tổ chức rà soát lại các loại cây ăn quả chủ lực nói chung và sầu riêng nói riêng về diện tích, năng suất, sản lượng, mã số vùng trồng.

Tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường quốc tế, xúc tiến thương mại, ký kết hợp đồng, xây dựng trang thông tin điện tử để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu. Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP…, để sản phẩm có truy suất nguồn gốc đáp ứng nhu cầu rất lớn trên thị trường thế giới. Đi đôi với tiếp tục xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện; ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi vi phạm…

PV

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top