Quyết liệt đầu tư để đổi mới đồng bộ ngành giáo dục

04:14 03/11/2016 - Quốc hội khóa XV
TS. Triệu Thế Hùng- Hàm Vụ trưởng Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, Văn phòng Quốc hội (Đại biểu tỉnh Lâm Đồng) trong phiên thảo luận ngày 2/11 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho rằng dù phải cắt giảm đầu tư công thì vẫn cần phải đảm bảo 20% ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Đại biểu Triệu Thế Hùng (Đoàn Lâm Đồng) phát biểu trong phiên thảo luận sáng 2/11. Ảnh: NDĐT

Theo TS Hùng, Trong thời gian vừa qua, nhiều đề án quan trọng về đầu tư giáo dục do Chính phủ chủ trương xây dựng theo Nghị quyết số 44 đến nay vẫn chưa được ban hành.

Đó là các đề án gắn với đổi mới cơ chế hoạt động, tài chính và tiền lương, huy động nguồn lực của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập... hầu như đều đang bị chậm trễ.

Báo cáo thống kê của Chính phủ cũng cho thấy, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi 930 triệu USD ký kết trong thời kỳ 2011-2015 cho lĩnh vực giáo dục chỉ bằng 3,35% trong tổng ODA và vốn vay đã ký kết, đứng ở hàng thấp nhất trong 7 lĩnh vực.

Vì thế, để kịp thời thực hiện triển khai đồng bộ các biện pháp thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục như yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, thay mặt cử tri, đại biểu Triệu Thế Hùng đã đề nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét bảo đảm ưu tiên đầu tư cho giáo dục.

Cần xác định rõ phạm vi và trọng điểm đầu tư: tập trung đầu tư cho các cấp, các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp./.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top