Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

"Bùa lưỡi" - loại ma tuý cực nguy hiểm đang đầu độc giới trẻ

"Bùa lưỡi" (tên gọi khác của "tem giấy") là một chất ma tuý cực nguy hiểm, gây nghiện, gây ảo giác trong giới trẻ và tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường với sức khoẻ và cuộc sống của giới trẻ hiện nay.

"Tem giấy" hiện được bày bán tràn lan, công khai tại các trường học trên cả nước cũng như rao bán trên các trang mạng xã hội. Ảnh: X.P

LSD - loại ma tuý nguy hiểm nhất

"Tem giấy" thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD, gây ra ảo giác, hoang tưởng, kích động hành vi người dùng. Người dùng chỉ cần ngậm ở đầu lưỡi hoặc dùng lưỡi liếm như dán tem thông thường sẽ nhanh chóng... không còn là chính mình, không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Được biết, LSD - chất được tẩm vào "tem giấy" lại đang được nhiều bạn trẻ sử dụng tán dương với những lời lẽ mỹ miều trên các fanpage, các trang mạng xã hội một cách công khai. Tuy nhiên, các bác sĩ đã "vạch mặt" thực chất LSD này chính là chất độc cực mạnh, là chất ma tuý gây nghiện, ảo giác cho người dùng.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, Trưởng khoa T3, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho biết, “tem giấy” hay “bùa lưỡi” thực chất là miếng giấy được tẩm chất ảo giác LSD - là chất tổng hợp từ nấm cựa gà xuất xứ từ Thụy Sĩ năm 1938. Sau một thời gian dài tạm ngưng sản xuất nay “tái xuất” trở lại. Chất này được đánh giá là chất gây ảo giác mạnh nhất, chỉ cần vài chục mcg (micrograms) là có thể gây ảo giác. 

Hiện nay, "tem giấy" được bán nhiều tại các trường học trên cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn và đối tượng chủ yếu là các em học sinh nhỏ tuổi. Nó được bày bán dưới hình thức là các mảnh giấy nhỏ, giống như những con tem giấy thông thường.

Theo đánh giá của giới khoa học, LSD cũng chính là một trong hai chất ma túy nguy hiểm nhất, cùng với heroin. Hiện đã được nghiêm cấm mua bán, vận chuyển và tàng trữ dưới mọi hình thức ở nhiều nước trên thế giới. 

Tiềm ẩn những nguy hại khôn lường

Bác sĩ Hiển cho biết thêm, cơ chế tác động lên não bộ của LSD khá phức tạp. Thời gian bán hủy của LSD là 5 giờ nhưng thời gian gây tác động kéo dài đến 12 giờ và nếu dùng liều >1mcg/kg thì các triệu chứng loạn thần có thể kéo dài đến vài ngày.

"Dưới tác dụng ảo giác do LSD, người phê “tem” có thể bị kích động, làm hại mình và người xung quanh. Khi bị loạn thần, hoang tưởng thì đều có thể giết người hoặc giết mình”, bác sĩ Hiển khuyến cáo.

Nếu sử dụng "tem giấy" lâu ngày có thể làm biến đổi nhân cách, tiêu tốn nhiều tiền và mất khả năng học tập, làm việc, trộm cướp để có tiền thỏa mãn cơn nghiện.

Hiện nay, việc cai nghiện các loại ma tuý nói chung vẫn chỉ đang dừng lại ở điều trị triệu chứng (ảo giác) chứ chưa có thuộc điều trị đặc hiệu. Với những trường hợp nhẹ, điều trị một thời gian ngắn, chất LSD sẽ tự đào thải hết khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân nghiện nặng thì cần phải cần có thời gian lâu hơn và có liệu trình điều trị phù hợp mới có thể khống chế được. 

Tất cả những loại "tem giấy" này thường rất nhỏ, dễ cất giấu, giá thành rẻ nên rất dễ thu hút được giới trẻ sử dụng. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường, đặc biệt là giới trẻ. Nếu không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu sẽ gây ra hậu quả khó có thể khắc phục được.

Chính vì thế, phụ huynh cần có những biện pháp giáo dục các cháu nhận biết và tránh xa những "trò chơi trá hình" này vì hầu hết tình trạng nghiện ngập đều bắt đầu từ những cuộc chơi và sự rủ rê, cộng với bản tính tò mò "thử cho biết" của tuổi mới lớn.

Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành danh mục chất ma túy và tiền chất, LSD tem giấy được xếp vào danh mục I là các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.

Người mua bán và sử dụng LSD có thể bị xử lý theo điều 194 Bộ luật Hình sự.

T.H

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top