
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá XIV:
Thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
-
Ngày 22/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
- Phiên họp ngày 21/11 tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIV
- 5 mục tiêu, 5 nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017
449/456 đại biểu (91,08% tổng số đại biểu) Quốc hội tham gia biểu quyết. Nguồn: quochoi.vn
Theo Nghị quyết, thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử bắt đầu từ ngày 01/02/2017 và kéo dài trong 2 năm.
Nghị quyết giao Chính phủ thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Chính phủ sẽ quyết định danh sách các nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử và danh sách các cửa khẩu cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ quy định trình tự, thủ tục cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp cuối năm 2018.
Thị thực điện tử là loại thị thực do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cấp cho người nước ngoài đang ở nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam. Thị thực được cấp qua hệ thống giao dịch điện tử, có giá trị nhập cảnh một lần, thời hạn không quá 30 ngày.
Việc thí điểm cấp thị thực điện tử sẽ áp dụng đối với công dân của những quốc gia có đủ các điều kiện: Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ; Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử phải có hộ chiếu và không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Người nước ngoài được cấp thị thực điện tử, sau khi nhập cảnh Việt Nam, nếu đề nghị cấp thị thực mới thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ xem xét, giải quyết theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài đề nghị cấp thị thực không phải là thị thực điện tử sẽ thực hiện theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 21: Các trường hợp chưa cho nhập cảnh 1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. 4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. 8. Vì lý do thiên tai. 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. |
T.H


Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triển

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Vì sao Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh truyền thông chính sách?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam

Khai giảng khóa Bồi dưỡng kỹ năng căn bản về báo chí – truyền thông năm 2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển

Tọa đàm “Hội ngộ Giải A Giải Báo chí quốc gia”

Bế mạc Hội báo toàn quốc: Tạp chí Người Làm Báo đoạt Giải B giải bìa báo Tết ấn tượng

Lễ trao giải và truyền hình trực tiếp chung kết cuộc thi Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023

Trao giải và khai mạc Triển lãm ảnh báo chí
