Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Ngày 23/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tư của Kỳ họp thứ 7 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Theo đó, trong buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở Tổ về: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 và kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023.

Trong buổi chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tại phiên thảo luận đã có 18 lượt ý kiến đại biểu phát biểu. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đánh giá cao trong thời gian vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Dân nguyện đã rất quan tâm đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề như: Những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch khoáng sản, tín dụng, kinh doanh vàng; chính sách hỗ trợ học sinh phổ thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; chính sách khoanh nuôi, bảo vệ rừng; chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng giai đoạn 2021-2025; giải pháp đối với tình trạnh lừa đảo trực tuyến; việc ban hành quy chuẩn trong đánh giá tác động môi trường đối với các vùng nuôi trồng thủy sản; việc đền bù, hỗ trợ trong hành lang an toàn của các công trình điện gió; giải pháp khắc phục những bất cập trong tạm ứng mua thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế sau dịch bệnh COVID-19; chính sách đối với hộ nghèo; tình trạng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể; những tồn tại, hạn chế trong công tác bồi thường, tái định cư của một số dự án…

Các ý kiến đại biểu đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện quy định về phương pháp, phạm vi giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri; cần ban hành nghị quyết chuyên đề sau khi Quốc hội thảo luận về kiến nghị của cử tri tại kỳ họp, nghị quyết hướng dẫn về công tác dân nguyện của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông trong việc giải quyết kiến nghị của cử tri; rà soát những kiến nghị của cử tri đã được nêu ra nhiều lần nhưng chưa được giải quyết; các bộ, ngành cần nâng cao chất lượng, tiến độ trả lời các kiến nghị của cử tri.

Trong quá trình Quốc hội thảo luận, Bộ trưởng các Bộ; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.

Trong ngày mai, thứ Sáu, ngày 24/5/2024, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trong buổi sáng.

Buổi chiều cùng ngày, Quốc  hội sẽ thảo luận ở Tổ về các dự án luật, bao gồm: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top