Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Truyền thông xã hội

05:03 15/11/2016 - Sách báo chí
Một dự án nghiên cứu “Truyền thông xã hội” của TS. Phạm Hải Chung và TS. Bùi Thu Hương cùng nhóm các tác giả vừa được hoàn thành và được NXB Thế giới xuất bản tháng 11 năm 2016.

Hiện nay với tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, mọi rào cản đó hầu như không còn nữa. Một người sinh sống Hà Nội có thể theo dõi giải bóng đá ngoại hạng Anh trên TV hoặc Internet, diễn ra ở một nơi cách Việt Nam đến chục nghìn dặm. Ở một quán bar tại London, một người Ấn Độ đang sống ở đây cũng có thể theo dõi trận bóng đó, dẫu với khung thời gian khác nhau. Lễ khai mạc Olympics mùa hè tại London vào năm 2012 có đến 900 triệu người từ khắp nơi trên thế giới cùng theo dõi (Reuters 2012), điều không tưởng nếu như không có sự xuất hiện của các công nghệ truyền thông hiện đại.

Sự hòa hợp của không gian và thời gian của đời sống xã hội như vậy được Jan Aart Scholte (2002) gọi là đặc tính “kết nối xuyên trái đất” (transplanetary connection) và tính “siêu lãnh thổ” (supraterritority) của toàn cầu hóa.

Nếu như thông tin trước đây là độc quyền của báo chí chính thống, thì truyền thông xã hội cho phép công dân mạng tự tạo lập kênh thông tin của riêng mình. Kênh thông tin đó có thể do cá nhân (blog, Twitter), hoặc do một tập thể tạo ra và điều hành (Wikipedia).

Khả năng tự truyền tải thông tin cho người khác (gắn liền với định nghĩa của Murphy và mạng xã hội trong định nghĩa của Kaplan và Haelein) tạo thành phần “truyền thông” của truyền thông xã hội, biến mỗi UGC trên thực tế mang đầy đủ chức năng của một tổ chức truyền thông/báo chí: có mạng lưới độc giả, có khả năng lan truyền và truyền tải thông điệp.

Kinh tế thị trường kết hợp với môi trường thông tin vô cùng đa dạng hiện nay, cũng mang dáng dấp của một đồng cỏ châu Phi giống như Thomas Friedman từng thủ thỉ câu ngạn ngữ: "Mỗi sáng ở Châu Phi, một con linh dương thức dậy, nó biết rằng nó phải chạy...Mỗi sáng một con sư tử thức dậy, nó biết nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất hoặc nó sẽ bị chết đói".

Tại đây nơi tất cả những người chơi: từ cơ quan báo chí, doanh nghiệp, cơ quan quản lý, cho đến người sử dụng, đều phải cố gắng để không bị tụt hậu trong cuộc đua thông tin...Trên đồng cỏ internet này, tất cả đều có quyền tự quyết "vận mệnh" thông qua nhận thức, nỗ lực, cũng như sự chuẩn bị của mình. 

Cuốn sách bóc tách những xu hướng mới về truyền thông xã hội, quá trình tác nghiệp của nhà báo dựa trên sự hậu thuẫn thông tin từ Mạng xã hội, doanh nghiệp tận dụng Facebook trong hoạt động quảng bá, góc nhìn đa chiều về công nghiệp game online, và không thể thiếu chuyện bàn về cách hành xử trên Mạng xã hội.

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top