Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Trần Bạch Đằng - "cây bút" sắc sảo của nền báo chí Việt Nam

17:09 26/09/2016 - Chân dung nhà báo
Khi nói đến Trần Bạch Đằng, người ta nghĩ ngay đến một nhà cách mạng từng trải có nhiều công lao. Trên lĩnh vực báo chí, văn chương, hầu như ở thể loại nào ông cũng gặt hái được những thành công lớn. Song có lẽ, báo chí là một lĩnh vực mà ông gắn bó từ buổi đầu tham gia cách mạng cho đến khi qua đời.

Nhà báo Trần Bạch Đằng (thứ hai từ bên phải) trao đổi nghiệp vụ với đồng nghiệp tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ,  ngày 15/7/1996. Ảnh:TL

Nhà báo Trần Bạch Đằng (thứ hai từ bên phải) trao đổi nghiệp vụ với đồng nghiệp tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ,  ngày 15/7/1996. Ảnh:TL

Là một nhà báo chuyên nghiệp, Trần Bạch Đằng luôn quan tâm đến những vấn đề nóng hổi của xã hội. Trước những sự kiện lớn của đất nước, ông đều có những bài viết phân tích, nhận định, bày tỏ thái độ và đề xuất những giải pháp, kiến nghị. Những vấn đề chính trị mà ông quan tâm rất rộng, từ dân chủ xã hội, vấn đề Đảng cầm quyền đến hội nhập văn hóa, Nhà nước và kinh tế thị trường, quân đội với kinh tế thị trường, đấu tranh tư tưởng... Những bài viết của ông không chỉ nêu thực trạng của vấn đề mà luôn luôn có những kiến giải, đề xuất rất sâu sắc.

Những bài viết của Trần Bạch Đằng về kinh tế rất có chiều sâu và dễ hiểu. Ông như người thổi hồn vào những vấn đề tưởng chừng như khó hiểu này để mọi người đọc với những trình độ khác nhau đều có thể hiểu. Là một nhà lãnh đạo, ông có nhiều điều kiện đi đến các nơi tìm hiểu và có nhiều thuận lợi trong tiếp cận vấn đề. Chính vì vậy mà những bài viết của ông bàn về phát triển nông thôn, về kinh doanh, về du lịch, tiền lương... luôn cuốn hút người đọc.

Cây bút tích cực phê phán tiêu cực

Chống tham nhũng có lẽ là đề tài mà ông dành rất nhiều tâm sức, trí tuệ và cả nỗi niềm trăn trở. Những năm tham nhũng mới chỉ như “ngứa ghẻ”, “mon men” tiến vào cửa các cơ quan công quyền, bằng mẫn cảm của một nhà chính trị, nhà báo lão luyện, Trần Bạch Đằng đã phát hiện ra điều này và lên tiếng cảnh báo rất khẩn thiết.

Trong bài viết “Phiếm luận về tham nhũng và chống tham nhũng” ông đã chỉ ra căn nguyên của công cuộc chống tham nhũng không hiệu quả: “Trong vài năm nay, tham nhũng xuất hiện ồn ào trên báo chí, trong thư tố giác, tại diễn đàn lớn - Quốc hội, Trung ương Đảng chẳng hạn - nhất là trong chỉ thị, nghị quyết. Chưa lúc nào tham nhũng bị nói thậm tệ như vừa rồi. Ông bà, ông vải, tiên tổ, bà con, chú bác, cậu dì của tham nhũng bị lôi ra xài xể, tham nhũng bị hăm “bắn bỏ” mẻ răng, bị liệt vào hạng lậu, tim la, ung thư, si đa, bị buộc tội Việt gian, bị xem như chó, lợn... Thật hùng hổ. Nhiều lý do, mà một lý do “thuyết phục” hơn cả: trong những người hò hét diệt tham nhũng, đám tham nhũng nhận diện ra “người đồng hội đồng thuyền” với mình, không phải gái điếm hoàn lương mà vẫn làm đĩ đồng thời đăng đàn chống tham nhũng, thậm chí đảm đương chức vụ chống tham nhũng(1) ...

Là một nhà lãnh đạo, sau này trở thành cây bút thường xuyên của Báo Công an TP.HCM, Trần Bạch Đằng luôn có nhiều bài viết bàn về lực lượng công an. Trong bài viết “Về hai chữ công an”, ông đã lý giải về sự khác biệt giữa công an của chế độ ta khác so với những người làm cùng nhiệm vụ này ở các chế độ khác. Ông viết: “Trong tất cả các bộ phận chuyên chính của Nhà nước công nông, không tổ chức nào mang tính chất tế nhị bằng công an. Tại sao? Mọi chế độ đều có ngành công an - dù tên gọi là gì - và ở ta, suốt thế kỷ thực dân thống trị, danh từ công an đương nhiên đồng nghĩa với đàn áp khốc liệt, rình rập, áp bức, hà hiếp, tham nhũng, vượt lên mọi luật pháp do chính giai cấp tư sản quy định... Đặc biệt, dấu ấn công an ngụy ở Sài Gòn đóng khá sâu vào ký ức của người dân mà không ít là nạn nhân trực tiếp của chúng ở mức này hay mức khác”(2). Ông là người đề cao văn hóa, tri thức của chiến sĩ công an. Nhiều bài viết của ông về lực lượng công an sau này đã được đăng trong cuốn sách “Thanh kiếm và lá chắn”.

Cách viết riêng, không lẫn với người khác

Trong cuộc đời mình, Trần Bạch Đằng đã đi qua 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù đi với mục đích gì, ông cũng tìm hiểu cặn kẽ, hỏi chuyện, ghi chép lại tỉ mỉ những chuyện “mắt thấy, tai nghe”, cung cấp cho độc giả cái nhìn khách quan, trung thực và đầy thú vị về những vùng đất mới. Điều đặc biệt, thông qua những bài du ký của ông, người đọc hiểu biết thêm về những vùng đất mới. Và, có chi tiết thú vị trong những chuyến đi của ông, đó là Bộ trưởng Thương mại của một đảo quốc đã đề nghị hợp tác làm ăn với Việt Nam bằng cách đề nghị Việt Nam “nhập vỏ lon bia” của đất nước đó. Ngoài ra, ông còn viết rất nhiều các bài bình luận quốc tế được bạn đọc hoan nghênh.

Chủ đề trong các bài viết của Trần Bạch Đằng rất rộng, nhưng ở mỗi vấn đề, mỗi sự kiện, ông đều có cách thể hiện rất riêng, không thể lẫn với người khác. Ông cũng là tác giả có biệt tài rút tít của bài viết rất ấn tượng. Chỉ cần nhìn vào tên bài viết có thể hình dung ra nội dung bên trong ấy là gì. Nhiều bài viết, những đề xuất, thái độ của tác giả được đưa ngay lên tên bài. Ví dụ: Phép nước phải nghiêm, Nên bớt hình thức, Nhất thiết phải hình thành thêm một tuyến đường bộ xuyên quốc gia, Cần một chính sách thích hợp với người Việt Nam sống ở nước ngoài... Nhưng có lẽ, đặc biệt nhất trong các bài viết của ông là luôn đi thẳng vào vấn đề, không “vòng vo tam quốc”.

Sự nghiệp báo chí của Trần Bạch Đằng thật to lớn, không phải chỉ ở số lượng tác phẩm đồ sộ mà còn ở những vấn đề, nội dung mà ông đề cập trong mỗi bài viết luôn mang tính thời sự nóng hổi, giàu tính chiến đấu. “Đó là niềm tự hào của làng báo TP. Hồ Chí Minh và cả nước”

ThS. Vũ Thị Sen - ThS. Vũ Trung Kiên

---
(1) Trần Bạch Đằng: Kẻ sĩ Gia Định; Nxb. Quân đội nhân dân, H. 2005, tr. 192-193
(2) Trần Bạch Đằng (2004), Truyện dài nhiều thế kỷ, Nxb Thông tấn, tr. 18

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top