Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tạp chí du lịch nước ngoài khen ngợi cảnh đẹp và ẩm thực Việt Nam

17:14 14/02/2023 - Thế giới
Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisur nhận định ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di tích lịch sử, văn hóa giá trị, Việt Nam còn có nền ẩm thực độc đáo, hấp dẫn và ngon miệng.

(Ảnh minh họa: Lê Minh Sơn/Vietnam+)

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế đánh giá cao.

Tạp chí du lịch nổi tiếng Travel + Leisure đã gợi ý Việt Nam là điểm đến ẩm thực hàng đầu khu vực châu Á trong hành trình du lịch năm 2023.

Tạp chí này nhận định ngoài cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, di tích lịch sử, văn hóa giá trị, Việt Nam còn có nền ẩm thực độc đáo, hấp dẫn và ngon miệng.

Du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, đa dạng, hấp dẫn, đặc trưng cho mỗi địa phương, vùng miền khác nhau.

Tạp chí nêu những món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam như phở, bánh mỳ, bánh cuốn, càphê...; gợi ý du khách ghé thăm một số điểm đến du lịch nổi tiếng, điển hình như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, chuyên trang ẩm thực Traveller của Australia đã đánh giá phở của Việt Nam là một trong những món nước ngon nhất thế giới; bánh cuốn của Việt Nam là một trong 10 món ăn hấp dẫn phải thưởng thức trong năm 2023...

Các điểm đến của Việt Nam được đánh giá cao; trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là điểm đến xu hướng hàng đầu châu Á năm 2023 (Travel of Path). Hang Sơn Đoòng thuộc tỉnh Quảng Bình là một trong 10 hang động ngoạn mục nhất thế giới (The Travel). Côn Đảo thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm đến hàng đầu của du lịch biển đảo năm 2023 (Conde Nast Traveller). Thành phố Hội An của Quảng Nam là một trong 25 thành phố đẹp nhất thế giới năm 2023 (Travel and Leisure). Hà Giang là một trong 52 điểm đến tuyệt vời dành cho du khách trong năm 2023 (The New York Times) và (Traveller). Việt Nam nằm trong 10 điểm đến lý tưởng cho kỳ nghỉ trăng mật có chi phí phải chăng năm 2023 (Lonely Planet)…

Thông tin từ Tổng cục Du lịch cho thấy lượng khách du lịch nội địa tháng Một vừa qua ước đạt 13 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay, trong đó có khoảng 4,5 triệu lượt khách có lưu trú. Tháng Một năm nay có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tạo thuận lợi cho du lịch nội địa bùng nổ.

Sáu ngày nghỉ Tết có 9 triệu lượt khách du lịch nội địa trên toàn quốc, tăng 47,5% so với Tết Nguyên đán năm ngoái. Lượng khách lưu trú đạt 2 triệu lượt, công suất phòng trung bình đạt 40-45%. Tổng thu từ khách du lịch tháng 1/2023 ước đạt 46.000 tỉ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ 2022, tương đương 81% so với cùng kỳ 2019.

Tuy vậy, thị trường khách quốc tế vẫn có mức tăng khá khiêm tốn. Trong đó, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất tới Việt Nam (259.000 lượt), tiếp theo là Mỹ (78.000 lượt).

Trong top 10 thị trường hàng đầu gửi khách tới Việt Nam, Đông Bắc Á có ba thị trường là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan ( Trung Quốc).

Thị trường Trung Quốc đạt 15.800 lượt, giảm 96% so với cùng kỳ 2019. Nước này mở cửa trở lại du lịch quốc tế từ ngày 8/1 năm nay và từ ngày 6/2 vừa qua nối lại các tour du lịch theo đoàn tới 20 quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam chưa nằm trong danh sách này.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch thế giới năm 2022 đã phục hồi 63% so với trước dịch COVID-19.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2022 đạt 900 triệu lượt, tương đương 63% so với năm 2019, thời điểm trước dịch. Tuy nhiên sự phục hồi diễn ra không đồng đều giữa các khu vực, trong đó châu Âu và Trung Đông phục hồi nhanh nhất.

Tổ chức này kỳ vọng năm 2023 du lịch quốc tế sẽ phục hồi tốt hơn, đạt 80-95% so với mức trước dịch. Trong đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi. Đặc biệt, thị trường outbound lớn nhất thế giới Trung Quốc nối lại du lịch quốc tế có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phục hồi du lịch khu vực và thế giới..../.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top