Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sách, để đam mê với đời

15:44 01/07/2022 - Văn hóa xã hội
Tôi chơi với nhà văn, nhà báo Hải Thanh (tên khai sinh là Bùi Hải Thanh) cả chục năm trời mới hay anh kém tôi tới 30 tuổi. Tôi sinh năm 1940, Hải Thanh sinh năm 1970.

Hải Thanh đứng giữa, vận đồ sẫm giới thiệu với khách về “Tủ Sách tại xã Nghĩa Hưng do Nhà văn Nguyễn Uyển tặng”. Ảnh Trần Sơn Hải

Tôi quý Hải Thanh là nói ngắn, viết ngắn: “Văn phong sắc sảo, ngôn từ giàu ngữ nghĩa, hóm hỉnh. Tản văn thường rất ngắn, nhưng đọc rồi mới thấy ông thực sự vật vã khi động chạm tới con người đầy chất nhân văn...” (Nhận xét của Nhà văn Nguyễn Trần Bé ở Hà Giang về tản văn “Làng sau lưng phố” do NXB Phụ nữ ấn hành năm 2017 của Hải Thanh, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc)...

Đã thế, bài “Thuyền đi đâu biết mình sông vơi đầy” của Nguyễn Thanh Tâm thì giọng cứ vù vù bảo rằng bạn bè đã thổ lộ bằng chữ phác họa chân dung nhà thơ Hải Thanh gặp lần đầu ngay ngày Tạp chí Văn nghệ Quân đội ở Đại Lải, Vĩnh Phúc vào tháng 5/2017: “Người đâu mà dáng gầy guộc, giọng thì lào phào, uống với nhau chưa được dăm vò đã say nghiêng ngả. Trưa Vĩnh Yên đâm chênh chao, hẫng một cái đến hụt cả người. Rượu cứ chiêu mãi vào, lão mà say kềnh ra, với cái tạng ăn nói ấy không khéo thất thố với anh em văn nghệ sĩ. Ấy là tôi cứ lo xa vậy”... Và, “Văn thơ Hải Thanh luôn làm ta thấp thỏm với quê làng những đầy vơi hy vọng - tuyệt vọng trên thân hình bé nhỏ”!...

Nói cho đúng, đọc rồi tôi cảm nhận ai ngờ Hải Thanh lại trẻ đến thế. Nhìn cái dáng, đúng Hải Thanh hệt như ông cụ non, gầy guộc; giọng lào phào, ề à. Gã luôn trăn trở vật vã từ đặt tên cho thơ, cho văn, cho mỗi bài viết, bài nói... Nhưng hơn tất cả ấy là một Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh luôn lấy sách để đam mê với đời!...

Nhớ. Tháng tư, năm 2020, sắp tới Ngày Sách Việt Nam (21/4), Hải Thanh mời tôi lên. Gặp nhau, anh nói ngay: Tôi muốn Nhà văn, nhà báo tặng một xã đông dân của huyện lúa Vĩnh Tường một tủ sách mang tên “Tủ sách Nguyễn Uyển”! Tôi hỏi: Bao nhiêu cuốn? Thanh bảo: Ít nhất khoảng 500 cuốn các loại! Tôi nói: Phải cho ra “Tủ”, ít nhất phải 1.000 cuốn các loại; nhiều nhất là văn học! Nghe vậy, nét mặt Hải Thanh bừng lên như sắc nắng. Giọng lào phào: Rất tuyệt vời! Tôi hỏi: Ở xã nào? Giọng nhũn ra: Nghĩa Hưng - Xã Nghĩa Hưng. Cách đây 10 cây số. Xã của ông chứ còn đâu nữa!...

Vâng. Đúng vậy. Năm 1961 tôi về đây dạy văn, sử, địa cấp II. Huyện Vĩnh Tường ngày ấy chỉ có 3 trường cấp II. Tôi sinh con đầu lòng ở đây. Học sinh ngày ấy nhiều đứa hơn tuổi tôi. Lắm đứa đã có gia đình... Sau 4 Khóa học, huyện điều tôi về làm Hiệu trường cấp II xã Cao Đại vừa lập trường. Tháng 10 năm 1966, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc lại điều tôi về làm báo tỉnh Vĩnh Phúc...

Năm 1969, sau 2 năm hợp nhất tỉnh, tôi thi vào Đại học Báo chí Khóa I (1969 - 1973) rồi về làm báo Vĩnh Phú. Năm 1990, Trung ương điều về Hội Nhà Báo Việt Nam...Vậy là tôi đã xa làng quê Nghĩa Hưng những 66 năm, chưa có ngày trở lại. Người trên tuổi tôi nơi ấy hầu như đã đi cả rồi, nhưng tôi vẫn quyết về thăm để xem cơ ngũ và lãnh đạo với SÁCH ra sao!...

Trên cả tuyệt vời. Tháng 4, ngày 16, năm 2021 Hội Sách của xã mở ra. Tôi và bạn bè của tôi trong cả nước đã đưa về xã Nghĩa Hưng trên 1.000 đầu sách quý. Dự Lễ Khai trương mang tên “Tủ sách của Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc và Nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển tặng xã Nghĩa Hưng” (theo đề nghị của tôi), có sự tham gia của đại diện thôn, xóm, xã; của Nhà trường, lãnh đạo các huyện; của Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Bộ trưởng, Thứ trưởng, đông đảo các nhà văn, nhà báo Trung ương và địa phương... Đó là một Hội sách đẹp, giàu ý nghĩa. Số sách ấy sau được xã phân về 7 thôn của xã và Nhà trường... Cứ ngỡ đó là nơi duy nhất mà Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật sáng tạo thành công...

Nào ngờ: Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc đã tặng sách rất nhiều nơi. Giọng lào phào, Hải Thanh nói với tôi: Đầu tiên mới chỉ chú trọng trường học, sau thì nông thôn, miền núi, công nhân khu công nghiệp; giờ thì không kể, tôi có sách là chia cho Thư viện tất cả các xã trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là thường xuyên gửi tặng sách cho các Đồn biên phòng thuộc Bộ chỉ huy các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Bộ Tư lệnh Hải quân…

Tôi nghĩ từ cái thân phận nghèo đói, thất học nên thương người. Có nơi thừa mứa sách, chẳng ai đọc; có chỗ thèm khát sách kinh niên. Vậy nên, cứ có cơ hội là tôi gom sách báo lại, có điều kiện là tôi xây dựng tủ sách địa phương, sẵn sàng tặng cho cá nhân mà không chờ sự chỉ đạo nào. Hôm mới rồi, thăm Đồn biên phòng Lũng Cú, tỉnh Hà Giang, chúng tôi tặng cả “Tủ sách” với nhiều trăm cuốn. Các chiến sĩ nơi đây mừng rơi nước mắt!...

Trải thời gian dài, anh em cơ quan thấy tôi thật tình, nên rất ủng hộ. Nhiều năm liền tôi xác định và chỉ đạo quyết liệt, đây là một trong những chương trình công tác trọng tâm của Hội, ai không ủng hộ đứng sang một bên…

Hải Thanh mặc sơ mi trắng, tặng “Tủ sách Đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang” tháng 4/2022. Ảnh: TL

Năm nay, Hải Thanh tuổi 53, sinh năm 1970. Người gốc xã Nghĩa Hưng, huyện Vĩnh Tường. Bố là thương binh chống Mỹ, ông mất năm Hải Thanh mới 11 tuổi. Mẹ thường khuyên Thanh nên nghỉ học giúp việc đồng áng! Việc học của Thanh trở nên lật đật. Thi đại học phải 3 năm mới đỗ. Đang học năm thứ 2 Đại học Sư phạm ngoại ngữ khoá 23 thì ở nhà em gái bị sét đánh chết nên bỏ học… Sau vàohọc tại Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, tốt nghiệp năm 2001… Học thạc sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM, sau lại bỏ do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn…

Hải Thanh làm hợp đồng tại Tỉnh Đoàn Vĩnh Phú, rồi Vĩnh Phúc từ 1993, mãi năm 2002 mới vào biên chế chính thức... Năm 2005, Thanh về Hội Văn học Nghệ thuật làm phóng viên, biên tập viên rồi Thư ký Tòa soạn. Năm 2009 được bầu làm Phó Chủ tịch Hội, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc… Bí thư chi bộ Đảng từ 2009 đến nay… Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc từ 2014 đến giờ… Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam - đương kim Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Trưởng Ban Kiểm tra của Liên hiệp...

Thanh lấy vợ khi hai bên bố mẹ đều không còn. Chị gái thay mặt mẹ lấy cho… Vậy là, sách là chỗ dựa của cuộc đời Thanh. Thuở học trò anh từng đạp xe 20 - 30 km đến hiệu sách quen, cốt chỉ được nhìn, được sờ vào những quyển sách; có cô thủ thư thương quá, tặng cho quyển sách cũ mà vẫn lưu giữ và nhớ tên cô đến tận bậy giờ...

Hải Thanh có rất nhiều bài thơ viết về mẹ hiện lên một cuộc đời tần tảo, lam lũ, thương yêu từ lời ru đến lời dặn: Mẹ những kể về đồng chua ruộng mặn/ Sự chân thành, không kể đến thời gian/ - Trong thất bát người ta cho hạt giống/ Cũng là gieo hi vọng mùa màng (Dẫn mẹ thăm nhà hát). Con người khi phải sống trong  lam lũ, bần hàn, họ thường trực một thái độ ứng phó với cuộc đời: Mẹ rằng: - Thất bát triền miên/ Nói to ấm áp để quên lạnh lùng (Sau bão).

Hải Thanh từng viết, từng nói nhiều lần, Vĩnh Phúc có tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, nhưng giải pháp nào đột phá để “tăng trưởng tâm hồn”? Một khi đạo đức xuống cấp, có mặt rất nghiêm trọng thì chỉ có sách, có văn học nghệ thuật hướng thiện mới có thể cứu con người bên bờ vực cằn cỗi… Bởi thế, Hải Thanh làm nhiều Đề án xin tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ xuất bản, quảng bá tác phẩm Văn học nghệ thuật đoạt giải. Xin sách từ các đề án của các Nhà xuất bản và các Hội chuyên ngành Trung ương như: NXB Hội Nhà văn, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số VN... Anh luôn có thư huy động cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ sách.

Cứ thế, cứ thế, Sách mãi để Hải Thanh sống đam mê với đời!

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top