Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Ra mắt Ban Chấp hành mới của Hội đồng Hòa bình thế giới

12:55 25/11/2022 - Thế giới
Ông Pallab Sengupta, Tổng Thư ký Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ, đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới nhiệm kỳ mới bắt đầu từ năm 2022. Đồng thời, ông Athanasios Pafilis tiếp tục được Ban Chấp hành bầu làm Tổng Thư ký, ông Iraklis Tsavdaridis được bầu làm Thư ký Thường trực.

Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới với 40 thành viên. 

Sau 4 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, chiều 24/11, tại Hà Nội, Đại hội lần thứ 22 Hội đồng Hòa bình thế giới đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới với 40 thành viên.

Theo đó, với sự đồng thuận tuyệt đối, Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới đã bầu ông Pallab Sengupta, Tổng Thư ký Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ, làm Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới nhiệm kỳ mới bắt đầu từ năm 2022. Đồng thời, ông Athanasios Pafilis tiếp tục được Ban Chấp hành bầu làm Tổng thư ký, ông Iraklis Tsavdaridis được bầu vào vị trí Thư ký Thường trực Hội đồng Hòa bình thế giới.

Ban Chấp hành cũng bầu nhân sự cho 5 vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho các khu vực, gồm: Hội đồng Hòa bình Mỹ (châu Mỹ), Ủy ban Hòa bình Việt Nam (khu vực châu Á - Thái Bình Dương), Hiệp hội bảo vệ hòa bình, đoàn kết và dân chủ (Trung Đông), Liên đoàn Hữu nghị và Đoàn kết Nhân dân Angola (châu Phi), Phong trào Hòa bình của Séc (châu Âu).

Ngoài ông Athanasios Pafilis (Hy Lạp) và ông Iraklis Tsavdaridis (Hy Lạp), Ban Chấp hành cũng bầu thêm 11 thành viên của Ban Thư ký. Những thành viên này đến từ: Viện Hữu nghị Nhân dân Cuba (ICAP); Hội đồng Hòa bình & Hợp tác Bồ Đào Nha (CPPC), Ủy ban Hòa bình & Đoàn kết Palestine, Tổ chức Hành động đoàn kết hòa bình Nam Phi, Hội quốc tế Luật sư Dân chủ (IADL) Nhật Bản, Trung tâm Quốc phòng đoàn kết và hòa bình của Brazil, Hội đồng Hòa bình Mỹ, Hội đồng Hòa bình và Đoàn kết Nepal, Hội đồng Hòa bình Cộng hòa Síp, Hội đồng Hòa bình Quốc gia Syria, Hội đồng Hòa bình và Đoàn kết Sudan. Như vậy, Ban Thư ký nhiệm kỳ mới gồm 13 thành viên.

Ông Pallab Sengupta, tân Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, sinh ngày 14/1/1950 tại Ấn Độ, là người có tình cảm đặc biệt với đất nước Việt Nam. Suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, dù ở bất kỳ cương vị nào, ông Pallab Sengupta đều ủng hộ Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian hoạt động với tư cách là lãnh đạo của các tổ chức sinh viên và thanh niên quốc tế, ông Pallab Sengupta đã có nhiều nỗ lực và cố gắng để giúp đỡ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.

Với vị trí là Tổng Thư ký của Tổ chức đoàn kết toàn Ấn Độ (AIPSO), ông Pallab Sengupta đã dành nhiều hoạt động của AIPSO để hướng tới Việt Nam, như phối hợp tổ chức nhiều hoạt động đoàn kết, hữu nghị, tăng cường hiểu biết giữa Nhân dân hai nước về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ của các hội nghị, mạng lưới Nhân dân đa phương.

Năm 2017, thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức lễ trao tặng Huân chương Hữu nghị của nước CHXHCN Việt Nam cho ông Pallab Sengupta. Phần thưởng này là sự tôn vinh và ghi nhận những đóng góp tích cực của ông Pallab Sengupta vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Theo dangcongsan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top