Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quan ngại lối sống " Công nghệ hóa- Thông tin hóa" ở trẻ vị thành niên?

05:23 21/12/2016 - Bình luận
Hội nhập toàn cầu, CNH-TTH,... chính là con dao hai lưỡi; Nó có thể giúp các bạn trẻ bổ sung và hoàn thiện bản thân bằng những đường nét gọt giũa tinh xảo hoặc nó sẽ trở thành con dao hung hãn băm nhuyễn mọi thứ nếu đặt trong sự lơ là...

      Con người hình thành lối sống từ tổ hợp toàn bộ các mô tỉ hình cách thức, phong thái sống ở mọi lĩnh vực. Trong lối sống chứa đựng tổng hòa những nét cơ bản khắc họa những đặc điểm của cá nhân, nhóm người hay toàn bộ một quốc gia dân tộc. Trải qua quá trình dài theo lịch sử người Việt Nam mang trong mình bản sắc truyền thống nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo, giản đơn hòa với thiên nhiên; Bản lĩnh mạnh mẽ bất khuất kiên cường trong chiến tranh tàn khốc cũng được cải biến nâng cao để cùng đón chào tiếp biến lối sống và hội nhập toàn cầu. Hội nhập, giao lưa văn hóa lối sống tích cực tiến bộ là điều đáng khích lệ ở mỗi quốc gia dân tộc, mỗi tầng lớp lứa tuổi, ...Tuy nhiên điều đáng quan ngại lại nằm ở lứa tuổi vị thành niên, khi các em tự ngộ nhận và hình thành cho mình lối sống “Công nghệ hóa-Thông tin hóa” trong bối cảnh hiện nay.

(Ảnh minh họa)

      Trên thực tế công nghệ thông tin cũng chỉ là một trong những phương tiện và công cụ hỗ trợ trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Điều nghiễm nhiên được khẳng định rằng nó không thể là lối sống định hình phong cách của con người. Không ít những nhầm tưởng tai hại cứ thản nhiên hiện hữu trong suy nghĩ ngây thơ non nớt của tuổi mới lớn; Các bạn trẻ xem đó là phong cách cá tính khẳng định mình ở những thiết bị công nghệ thời thượng. Lắng nghe câu trả lời của các em học sinh THCS Cầu Giấy, Hà Nội khi được hỏi về “Lối sống lí tưởng mà em mong muốn và đang theo đuổi là gì?” bản thân tôi chợt sững lại trước số đông câu trả lời vô tư không cần nghĩ ngợi gì nhiều rằng: “Đơn giản là công nghệ hóa- thông tin hóa rồi, ta chẳng thể làm được gì nếu thiếu chúng. Một ngày không điện thoại, không mạng internet chắc chết.” Hay câu trả lời: “Em luôn muốn sở hữu được chiếc điện thoại mới nhất và sẵn sàng chạy theo công nghệ”,...Thực chất chúng ta sở hữu và làm chủ được Công nghệ -Thông tin là điều rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên điều này khác hẳn với việc các em giữ khư khư trên tay thiết bị công nghệ hiện đại chẳng để làm gì, hay thậm chí chỉ để khoe mẽ bản thân trên các trang mạng xã hội rồi cho nó là đẳng cấp lối sống của riêng mình. Một thực tế đáng buồn khi thống kê của bộ thông tin và quản lí trang mạng cho thấy tỉ lệ truy cập các trang tin văn hóa giáo dục chiếm tỉ lệ không quá 30%; bên cạnh đó tỉ lệ truy cập giải trí, mạng xã hội và những trang tin gắn cờ, trang tin cấm lên tới 65% còn lại là những trang tin khác. Tiến hành một cuộc khảo sát xã hội học thống kê cho thấy tỉ lệ trẻ ở tuổi vị thành niên truy cập thông tin giải trí, mạng xã hội và trang tin gắn cờ lên tới 85% so với các nhóm tuổi còn lại. Trước những thống kê và con số trên thì thử hỏi các bậc cha mẹ sẽ nói gì, nghĩ gì khi biết con mình nằm trong

số đông ấy? Chính các vị cũng đã nhầm tưởng, khi cố cho con những thứ tốt nhất mà không biết con mình làm gì với chúng, sử dụng chúng như thế nào? Vậy đó có phải là tình yêu thương con hay đang đưa con lên cao mà không biết rằng dưới chân nó chính là vực thẳm.

      Hội nhập toàn cầu, CNH-TTH,... chính là con dao hai lưỡi; Nó có thể giúp các bạn trẻ bổ sung và hoàn thiện bản thân bằng những đường nét gọt giũa tinh xảo hoặc nó sẽ trở thành con dao hung hãn băm nhuyễn mọi thứ. Chúng ta đều biết quá trình phát triển tâm sinh lí và nhận thức ở lứa tuổi vị thành niên rất phức tạp; các em chưa đủ chín chắn để nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát mà chỉ thiên về cảm tính hoặc theo xu hướng. Cũng chính vì vậy mà việc định hình lối sống cũng gặp không ít khó khăn thậm chí rơi tõm vào hố ngộ nhận hay nhầm tưởng. Nguy hại hơn là công tác giáo dục nhận thức lối sống cho các em từ phía gia đình và nhà trường chưa được chu đáo, việc quản lí các trang thông tin còn lỏng lẻo...đã vô tình hình thành nên những con người tung hô “CNH-TTH là lối sống hiện tại và tương lai” thay vì lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt.

     Xét thấy chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực mà CNH-TTH mang lại, bởi nó giúp đỡ con người rất nhiều thứ trong cuộc sống. Và một điều tất yếu hiển nhiên: “Con người tạo ra CN-TT để phục vụ con người chứ con người không bao giờ trở thành nô lệ cho chúng.” Nhưng nếu ta thay từ “Tác phong CNH-TTH” thì sẽ hợp lí hơn là “ lối sống CNH-TTH” trong đời sống hiện nay. Vì vậy rất cần sự quan tâm định hướng lối sống cho các con của bậc cha mẹ, cần nền tảng giáo dục lối sống vững chắc từ phía nhà trường và các đơn vị; Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần đặc biệt quan tâm sâu sắc hơn tới thế hệ trẻ, mầm mống tương của đất nước, mở các lớp tuyên truyền giáo dục lối sống tích cực lành mạnh, quản lí các trang mạng chặt chẽ hơn nữa, ...

         Hi vọng mọi nỗ lực thay đổi sẽ có kết quả tốt tạo nên những giá trị lối sống mang nét trẻ trung năng động, truyền thống song hành cùng hiện đại trong giai đoạn tiếp biến giao lưu văn hóa toàn cầu. Quan trọng hơn là mở mang hiểu biết hình thành lối sống chuẩn mực cho trẻ vị thành niên nói riêng và đông đảo người dân Việt Nam nói chung. Hãy đem những tinh túy bản sắc truyền thống của mình hội nhập để từ đó những giá trị thuần túy ấy được nâng lên trên nền văn hóa tổng hợp, vừa có tính quốc tế vừa đầy trí tuệ của thời đại. Dù là một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhưng ở đó nó được hội tụ đủ các đặc điểm phẩm chất cũng như phong thái văn hóa văn minh tiên tiến thế giới; Tạo thành một lối sống vừa có tính nhân loại vừa đậm đà bản sắc Việt Nam!

                                                                                              Minh phương - VHNTQĐ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top