Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn “từ giảng đường đến cuộc đời”

22:18 15/08/2023 - Diễn đàn
Ngày 15/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam long trong tổ chức lễ ra mắt sách “ Nghĩa nặng tình sâu” và tọa đàm “Nhà giáo Trần Bá Lạn từ giảng đường đến cuộc đời ” nhằm tôn vinh những đóng góp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn người thấy báo chí của nhiều thế hệ nhà báo.

Sự kiện nằm trong các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2023) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2023); hướng tới kỷ nệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu chào mừng.

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn sinh năm 1963 là người con họ Trần ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Các thế hệ học trò từng là sinh viên của thầy Trần Bá Lạn ở Trường Tuyên huấn Trung ương những năm 1960-1980 của thế kỷ trước vẫn luôn kính trọng và yêu mến một người thầy mẫu mực và thông tuệ. Ông là một trong những người tham gia đặt nền móng, góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ giảng dạy nghề báo và cán bộ báo chí các cấp, tạo dựng thương hiệu và uy tín cho một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực báo chí hàng đầu cả nước là Trường Đại học Tuyên giáo (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ông có gần 40 năm gắn bó với bục giảng, trong đó 15 năm đảm nhận cường vị Trưởng khoa Báo chí thời kỳ đầu sau ngày thống nhất đất nước. Đồng thời ông còn là tác giả nhiều giáo trình giảng dạy, nhiều tác phẩm đã xuất bản có giá trị chuyên sâu về báo chí, dịch thuật, khảo cứu văn hoá, lịch sử được nhiều đồng nghiệp, học trò coi trọng ngưỡng mộ.

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn, tác giả cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu".

Phát biểu tại buổi ra mắt sách, PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: Cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu" của nhà báo Trần Bá Lạn gồm một số tác phẩm báo chí và những tư liệu khảo cứu văn hoá lần đầu tiên được công bố.

Chia sẻ về cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu", GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, nội dung đề cập trong ba tuyển trong cuốn "Nghĩa nặng tình sâu" thật cô đọng và cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, không theo thứ tự thời gian mà là sự đan xen, có mối quan hệ biện chứng, khăng khít, nhuần nhuyễn.

GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ tại buổi ra mắt sách

Theo tác giả của cuốn sách "Nghĩa nặng tình sâu", nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn cho biết, cuốn sách được ấp ủ từ năm 2013 cách đây 10 năm, tuy nhiên lúc đó những công việc khảo cứu của ông còn đang dang dở, cho nên đến năm 2023 cuốn sách mới được ra mắt. Đây là sự tổng kết cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, hơn nữa là tình cảm, tâm huyết của tác với nghề báo, nghề giáo, với đồng nghiệp, với đất nước, với quê hương, gia đình, dòng họ, với thế hệ tương lai.

Nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trao tặng sách, tư liệu cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam.

Tác phẩm với hơn 200 trang, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành gồm 3 tuyển. Trong đó, Tuyển một, xây dựng giáo trình nghiệp vụ báo chí; tuyển hai, tác phẩm báo chí được sử dụng rải rác 60 năm qua; tuyển ba, các bản dịch chữ Hán, khám phá cội nguồn dòng Trần Bính, chi từ cụ Thủy Tổ - thế kỷ XVII. Đáng chú ý, tuyển hai nói về những chuyến đi, quá trình tác nghiệp báo chí, hình thành tác phẩm đã công bố trên các báo trên các báo đã thể hiện sống động sự nghiệp của nhà báo, nhà giáo Trần Bá Lạn trong những năm tháng cầm bút và tham gia giảng dạy của ông.

Tuấn Trần-Khánh Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top