“Ngọn bút” sắc trong đấu tranh xây dựng Đảng

23:09 19/07/2016 - Chân dung nhà báo
Dù ở cương vị nào, nhà báo Hữu Thọ cũng là người đương thời cùng mỗi bước thăng trầm của đất nước. Chính trái tim đầy nhiệt thành và con mắt, tầm nhìn sắc sảo đã làm cho mỗi tác phẩm của ông khi ra đời đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo bạn đọc và công chúng.

Cố Nhà báo Hữu Thọ. Ảnh: TL

Suốt đời phấn đấu thực hiện lý tưởng cao đẹp của Đảng

Mở đầu chuyên mục Bàn góp sự đời trên báo nhân Dân, với bút danh nhân nghĩa, ông đã viết như một lời tuyên ngôn:

Đất nước đang đổi mới với những biến đổi nhanh chóng trong đời sống vật chất và tinh thần. Nhiều điều mới mẻ đang diễn ra, có lúc sáng sủa thẳng băng, có khi đen tối ngoắt ngoéo. Cũng muốn góp một vài lời bàn những gì đang diễn ra trong cuộc đời, cùng nhau vươn tới Chân, Thiện, Mỹ, đấu tranh với cái Giả, cái Ác, cái Xấu, cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn”.

Đó là Tuyên ngôn của ông, mở đường cho gần 1.000 tiểu phẩm viết trong thời kỳ đổi mới, góp một phần quan trọng cho những bước đi nhanh hơn, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Có thể nói Hữu Thọ là một nhà báo đã gần nửa thế kỷ đứng ở hàng đầu của trận tuyến đấu tranh xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng phẩm chất cho người đảng viên trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu để thực hiện lý tưởng cao đẹp của Đảng. Là một nhà báo kỳ cựu, tác giả hữu Thọ cảm nhận rất rõ giá trị của báo chí chân chính, đó là báo chí phản ánh được vấn đề của người dân. cao hơn thế, là không chỉ phản ánh, kể chuyện đơn thuần mà ở mỗi hiện tượng, ông phân tích ra nguyên nhân và phát hiện ra cách khắc phục, khả năng khắc phục.

Trong gần 1.000 tiểu phẩm của Hữu Thọ, có những bài chỉ viết gọn trên vài trang giấy, nhưng đã được tập hợp thành sách. Tiếp theo các cuốn Người hay cãi (NXB Sự thật, 1991), Sông đỏ sông đen (NXB Thanh niên, 1995), 99 chuyện đời (NXB Văn học, 1995), Của chùa (NXB Văn học, 1999). Chạy là cuốn sách thứ năm được NXB Chính trị Quốc gia in năm 2015 giới thiệu một mảng đặc sắc trong sự nghiệp báo chí của nhà báo Hữu Thọ, là sự cống hiến có bản sắc của tác giả tiêu biểu cho thời kỳ đổi mới ở nước ta.

Ông đã nhìn nhận hiện tượng xã hội qua đôi mắt sắc sảo, với lập trường kiên định, không chỉ phanh phui những thực trạng, mà còn đi sâu vào các nguyên nhân, đề xuất những giải pháp khắc phục.

Truy đến căn nguyên là phong cách của Hữu Thọ. Lo cho dân, tin ở dân cũng là một đặc điểm của tư duy Hữu Thọ. Ông đề cao sự cần thiết phải có sự giám sát của nhân dân. những lời tâm huyết, cương nghị như trên cho đến ngày nay thật sự vẫn còn nguyên giá trị định hướng cho công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Ngòi bút sáng ngời niềm tin thắng lợi

Ngòi bút đấu tranh của nhà báo dũng cảm không chỉ chĩa vào những cá nhân đảng viên thoái hóa, biến chất mà còn liên hệ đến những cơ chế đã là mảnh đất thuận lợi cho sự nảy nở và phát triển của những phần tử xấu làm hại cho bộ máy chung. Tiểu phẩm Chạy của ông là một minh chứng.

Riêng bệnh “chạy”, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy dự án, chạy tội... và nỗi khổ vì phải chạy cấp trên, mà lại chạy qua nhiều người, thì riêng trong tập sách này, hữu Thọ có tới 3 bài. Ông chỉ ra việc chạy bây giờ thường diễn ra khiến có người không muốn chạy, nhưng cả làng chạy thì mình không thể không chạy theo. Thế là hỏng, là loạn, trước hết là loạn chuẩn! người mua chức thì phải có chỗ mà mua, triệt là phải triệt cái anh bán này trước - có lần nhà báo hữu Thọ đã phát biểu trước Quốc hội như vậy.

Đặc biệt, dưới ngòi bút chính diện, sắc sảo, hữu Thọ viết về những tiêu cực nhưng vẫn gieo được vào người đọc sáng lên một niềm tin ở thắng lợi của đấu tranh chống tiêu cực, bởi ông tìm ra phương cách để chiến thắng:

Tôi cho rằng để ngăn chặn “bệnh chạy” thì phải bịt các “cửa chạy”. Bịt các “cửa chạy” thì trước hết phải bịt bằng cơ chế.

Không tạo ra những cơ chế có quyền ban phát kiểu “xin - cho”, không tạo ra cơ chế có thể ban danh, ban lợi cho người này, người khác.

Tôi nghe dân nói có câu “trên tiền”, ý muốn nói đến chức vụ. Có chức là có quyền. Có quyền là có khả năng có nhiều tiền, vì quyền lực có khả năng đẻ ra sở hữu...

Trước hết, phải quét nhà cho sạch, thì mới có được đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, liêm khiết, công minh”.

Không chỉ trong những bài báo ngắn thường ngày, mà trong bài tham luận dài đọc tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ iX ngày 21/4/2001, ông cũng nói:

Mỗi đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chúng tôi đều phải có bổn phận tự rèn luyện theo Điều lệ Đảng để trở thành người công dân tốt, người đảng viên tốt, đấu tranh chống lại những gì đang làm băng hoại các phẩm chất tốt đẹp truyền thống, để Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vững bản chất, luôn xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, đủ sức đảm đương nhiệm vụ dân tộc giao cho..., thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng.

Những người có biểu hiện cơ hội chủ nghĩa không những không còn đủ tiêu chuẩn đảng viên cả về chính trị và đạo đức cách mạng mà cũng không còn đủ nhân cách làm người”.

Những bài báo ngắn cũng như những tham luận dài của Hữu Thọ thường có tầm tư duy chiến lược cao. Lại rất dễ hiểu, dễ nhận được sự đồng thuận, đồng tình của mọi người.

Đó là bởi trong suốt cuộc đời ông, từ một nhà báo balô, chân đất đến một Ủy viên Trung ương Đảng, trước sau ông vẫn sống rất gần dân, chỉ ở trong một căn hộ trong một khu nhà tập thể. Rất gần dân và rất trọng dân, ông viết:

Gần dân mà không trọng dân thì làm sao mà hiểu được dân. Người ta nói thì như nước đổ lá khoai, nói trái ý lại còn ngủng nghỉnh! Có trọng dân thì mới có trách nhiệm với dân. Không phải là trách nhiệm theo kiểu bề trên, vì nếu không làm tròn thì dân sẽ bãi miễn. Và trọng dân mới đúng tinh thần Bác Hồ, vì Bác nói “Tất cả quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Hữu Thọ đã suốt đời say mê với công tác xây dựng Đảng, cho đến ngày ông ra đi, để lại bao dấu ấn cho thế hệ kế cận.

TS. Phạm Thị Xuân Châu
Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top