Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm: Vũ công vang dội đến nghìn thu

Vào ngày 16 đến 18 tháng Giêng hằng năm, người dân tổng Lương Xâm trước kia, nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng lại kính cẩn, náo nức tổ chức lễ hội Từ Lương Xâm để tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của Đức vương Ngô Quyền, một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam.

Năm nay, theo UBND quận Hải An, thành phố Hải Phòng cho biết, cùng với những với những nét độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, như lễ rước nước, lễ rước truyền thống… Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được tổ chức với nhiều nội dung mới, đặc biệt, ý nghĩa sâu sắc. Vào các ngày từ 12/02/2025 đến 15/2/2025 (tức từ ngày 15 đến 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ) quận Hải An sẽ tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và tổ chức lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025, kỷ niệm 1087 năm chiến thắng Bạch Đằng, 1081 năm ngày mất của Đức Vương Ngô Quyền.

Trong dòng lịch sử hào hùng hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, có một nơi đến nay vẫn còn lưu lại những dấu tích, những câu chuyện, truyền thuyết về một dòng sông Bạch Đằng với những “vũ công cao cả vang dội đến nghìn thu”, về những người anh hùng đã làm nên lịch sử. Vùng quê cửa biển đó chính là tổng Lương Xâm trước kia, nay thuộc phường Nam Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, nơi người anh hùng dân tộc Ngô Quyền năm 938 đặt đại bản doanh lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử, chấm dứt hơn 1.000 năm đêm trường Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Với công đức của Ngô Quyền, nhiều triều đại đã ban sắc phong suy tôn ông là “Thượng đẳng tối linh Đại Vương, là Ngô Vương Thiên Tử, là vị tổ trung hưng của dân tộc”.

Để tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn đó, cũng như lưu giữ lại một chứng tích lịch sử cho thế hệ mai sau, nhân dân địa phương đã lập đền ngay tại Lương Xâm thuở ấy để tôn thờ vị tổ trung hưng đất nước, người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đền có tên gọi là di tích lịch sử khu vực Từ Lương Xâm. Tương truyền để chuẩn bị cho trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã chọn nơi đây làm nơi chứa lương thảo, nơi đặt căn cứ bản doanh để quan sát và chỉ huy trận Bạch Đằng lịch sử. Ông đã chọn một vị trí thuận lợi để trực tiếp chỉ huy việc xây dựng bãi cọc, bố trí lực lượng, tổ chức trận địa mai phục sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược Nam Hán. Nơi đây vẫn còn vết tích của đường vành kiệu thuở ấy. Cụm di tích Từ Lương Xâm tọa lạc trên một khu đất rộng, cao ráo, ở phía Đông Bắc của phường Nam Hải, quận Hải An. Mặt chính của cụm di tích nhìn về phía Đông hướng ra cửa biển Bạch Đằng. Nơi đây lưu giữ các hiện vật xuyên suốt thời kỳ dài hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc bao gồm: 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Đặc biệt, trong từ còn lưu giữ 3 chiếc cọc được cho là chứng tích về một trận Bạch Đằng giang “vang dội đến nghìn thu” với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế ngày nay. Cụm di tích Từ Lương Xâm là 1 trong 22 di tích quốc gia, thành phố trên địa bàn quận Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là “Từ Cả” nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền.

Với những giá trị và ý nghĩa đó, từ năm 1986, từ Lương Xâm được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Rất vui mừng, tự hào cho thành phố Hải Phòng, quận Hải An, phường Nam Hải ngày 17/01/2025, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938.

Trường tồn cùng lịch sử, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm theo thông lệ hằng năm được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng. Một trong những nét độc đáo mang đậm bản sắc di sản văn hóa quốc gia tại lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm là lễ rước nước, lễ rước truyền thống. Lễ rước truyền thống gồm 7 đoàn rước với đầy đủ các đồ tế, khí: cờ thần, chiêng, trống, chấp kích, bát âm, long đình, lọng, bát biểu, kiệu bát cống rước về Từ Cả - Di tích quốc gia đặc biệt cụm di tích Từ Lương Xâm. Lễ rước truyền thống đã được truyền giữ qua bao thế hệ, thể hiện tình cảm, lòng tôn kính sâu sắc của cán bộ và nhân dân địa phương đối với công lao to lớn của Đức Vương Ngô Quyền.

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025 được tổ chức vào 19 giờ30 phút ngày 12/2/2025 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Nằm trong chương trình lễ đón nhận có chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt với thời lượng 45 phút  với sự tham gia của 250 diễn viên, nghệ sỹ đến từ các đoàn nghệ thuật của trung ương, thành phố, trong đó có các nghệ sỹ, ca sỹ: Tùng Dương, Phương Anh, Ngọc Anh … Lễ hội truyền thống diễn ra với các nghi lễ truyền thống như: Lễ tế hàng tổng vào 08 giờ, lễ rước truyền thống diễn ra từ 17giờ 30 ngày 12 tháng 02 năm 2025 ( tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ) và các hoạt động văn hóa văn nghệ: Giải thi đấu bóng chuyền, kéo co, cờ người, nhẩy bao bố, viết thư pháp và các trò chơi dân gian.. diễn ra trong các ngày tổ chức lễ hội truyền thống. 

Trọng Nhân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top