Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Báo chí - Bạn đồng hành với sự phát triển của ĐBSCL

Báo chí đã phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về tình hình KT-XH và các sự kiện quan trọng của vùng Tây Nam Bộ trong thời gian qua, đó là khẳng định của đồng chí Sơn Minh Thắng, UVBCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ khi trả lời phỏng vấn phóng viên Tạp chí Người Làm Báo ngày 23/9.
Đồng chí Sơn Minh Thắng, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực BCĐTNB:

Đồng chí Sơn Minh Thắng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực BCĐTNB

Phóng viên (PV): Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có vị trí quan trọng của đất nước, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực BCĐTNB đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, xin ông cho biết những kết quả mà BCĐTNB đã đạt được trong thời gian qua?

Đồng chí Sơn Minh Thắng:

Trong thời gian qua, BCĐTNB đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện thí điểm liên kết vùng, nhằm phát huy thế mạnh của vùng và các địa phương, tăng cường tính liên kết giữa ĐBSCL với các vùng, miền cả nước và quốc tế, đặc biệt là liên kết để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng, đó là lúa gạo, trái cây và thủy sản.

Qua 9 lần tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL (MDEC) đã đạt được nhiều kết quả thực tế gắn liền với việc phát triển của vùng ĐBSCL trong công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, quảng bá, mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu, hợp tác đầu tư; đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển, thực hiện an sinh xã hội cho ĐBSCL.

BCĐTNB còn vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tích cực thực hiện công tác an sinh xã hội cho toàn vùng góp phần giải quyết khó khăn cho hộ nghèo vùng ĐBSCL. Ngoài những mặt làm được, khó khăn và thách thức đối với BCĐTNB cũng như ĐBSCL hiện nay là giải quyết vấn đề thị trường đối với 3 sản phẩm chủ lực của vùng (lúa gạo, trái cây và thủy sản) để vượt qua những cạnh tranh khó khăn tại thị trường trong và ngoài nước; ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn; phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội của các địa phương thiếu tính liên kết; xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Một góc Chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, Ảnh: TL

PV: Vừa qua, ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn nước, hiện tượng khô hạn, gây thiệt hại nặng về đời sống kinh tế của người dân. BCĐTNB đánh giá thế nào về sự tác động, ảnh hưởng đến vấn đề này đối với tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực; đồng thời có sự chỉ đạo như thế nào để góp phần khắc phục hậu quả nói trên?

Đồng chí Sơn Minh Thắng:

Từ mùa khô năm 2014 đến nay, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân vùng ĐBSCL. Các tỉnh ven biển ĐBSCL có nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn. Tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn, mặn năm 2016 là 126.798 ha.

Theo Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong tương lai xâm mặn còn lấn sâu hơn nhiều so với mùa cạn vừa rồi: 67 - 70 km trên sông Cửu Long, 125 km trên sông Vàm Cỏ Tây đối giai đoạn 2020 - 2039 và 70 - 75 km trên sông Cửu Long, 129 km trên sông Vàm Cỏ Tây đối với giai đoạn 2040 - 2059.

BCĐTNB đã phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương và 13 địa phương trong vùng theo dõi sát sao diễn biến và tác động của tình hình thời tiết, thủy văn nhiều biến động này. Tham mưu, tổ chức nhiều hoạt động, hội thảo, hội nghị tham vấn rộng rãi ý kiến các nhà khoa học, nhà quản lý và người dân để kịp thời báo cáo, tham mưu Chính phủ có những giải pháp ứng phó kịp thời. Tổ chức hội thảo các giải pháp kiểm soát mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, dân sinh ĐBSCL, các hội thảo hội nghị khác về thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đây là những giải pháp quan trọng cần được đẩy mạnh thực hiện ở cấp cơ sở như: Đẩy mạnh nghiên cứu giống cây trồng thích ứng hạn, mặn; thận trọng khuyến cáo về lịch mùa vụ; nâng cao nhận thức của cộng đồng để chủ động thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực thích ứng cho người dân vùng ĐBSCL.

PV: Sự phát triển các khu công nghiệp tại ĐBSCL, một mặt tạo sức bậc cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết bài toán về nhân lực, lao động tại chỗ. Tuy nhiên, kéo theo đó là những hệ lụy về môi trường, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cộng đồng. BCĐTNB đã có những chính sách cụ thể nào để cùng phối hợp với các địa phương góp phần giảm thiểu những hệ lụy này?

Hiện tại tốc độ thu hút đầu tư tại các khu công nghiệp ở ĐBSCL vẫn còn chậm; tỉ lệ lấp đầy và thuê đất mới rất thấp (Chưa đầy 60%, nhiều nơi còn thấp hơn 20%). Toàn vùng chỉ có các khu công nghiệp ở tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ có tỉ lệ lấp đầy khá.

Về “hệ lụy về môi trường”, cần khẳng định rằng, sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường luôn là thách thức không chỉ ở Việt Nam hay vùng ĐBSCL mà ở nhiều nước trên thế giới. Sắp tới BCĐTNB tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành trung ương, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện quyết định 593/QĐ-TTg về thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. BCĐTNB phối hợp với các Bộ, ngành trung ương. Đề xuất Chính phủ tăng cường kiểm soát chặt chẽ đánh giá tác động môi trường; báo cáo môi trường chiến lược đầy đủ, nhất là đối với các dự án lớn.

Cầu Mỹ Thuận, một biểu tượng cho sự phát triển năng động, hiện đại của vùng Tây Nam Bộ, Ảnh: TL

PV: Ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí đối với sự phát triển KT-XH của ĐBSCL thời gian qua?

Đồng chí Sơn Minh Thắng:

Báo chí đã phản ánh kịp thời, chính xác thông tin về tình hình KT-XH và các sự kiện quan trọng của vùng Tây Nam Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. BCĐTNB biểu dương đóng góp của các tập thể cán bộ, phóng viên, các cơ quan báo chí truyền thông trong công tác tuyên truyền kịp thời, hiệu quả các thông tin kinh tế xã hội, chính trị của vùng trong thời gian qua.

PV: Trong thời gian tới các cơ quan báo chí truyền thông cần phải tập trung tuyên truyền những vấn đề trọng tâm nào?

Đồng chí Sơn Minh Thắng:

Báo chí cần phát huy vai trò của mình góp phần tạo nên sự đồng tâm toàn xã hội, sáng tạo nên tác phẩm báo chí để gắn kết triệu người như một cùng hướng về một mục tiêu, đó là việc chuyển tải thông điệp quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị vùng ĐBSCL đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống; phấn đấu thực hiện có hiệu quả Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL đến năm 2020./.

PV: Trân trọng cảm ơn!

Thái Sơn (thực hiện)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top