Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Huyện Bá Thước hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch bền vững

Bá Thước là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 122 km, nơi đây có nhiều điểm du lịch hấp dẫn phù hợp với du khách thích khám phá, trải nghiệm với thiên nhiên núi rừng hoang sơ Pù Luông, thác Hiêu, hang Dơi Kho Mường, hòa mình vào lễ hội Mường Khô và nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác.

Quy hoạch xây dựng các điểm du lịch không phá vỡ môi trường, cảnh quan thiên nhiên

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bá Thước (Thanh Hóa) luôn bám sát các văn bản chỉ, lãnh đạo của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển triển kinh tế - xã hội trong đó có du dịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp nhiều hộ phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch, huyện Bá Thước luôn trú trọng công tác bảo tồn phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương, gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa, triển khai kịp thời, đồng bộ nhiều giải pháp kích cầu du lịch, xúc tiến quảng bá những điểm du lịch hấp dẫn đến với du khách trong và ngoài nước.

Tham gia chương trình liên kết, hợp tác với các địa phương du lịch với các địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách. Từ những kinh nghiệm học hỏi được, trong phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương trong nước. Huyện Bá Thước luôn trú trọng công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, các doanh nghiệp du lịch chung tay, hưởng ứng công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, với mục đích phát triển du lịch một cách bền vững.

Gìn giữ các giá trị văn hóa bản địa trong phát triển du lịch

Cùng với đó, huyện đã tập trung chỉ đạo, lựa chọn 2 bản (bản Đôn, xã Thành Lâm và bản Kho Mường, xã Thành Sơn) làm điểm xây dựng bản văn hoá gắn với phát triển du lịch cộng đồng và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, huyện đã hỗ trợ và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để hỗ trợ các thôn làm đường giao thông, thủy lợi, hỗ trợ, khuyến khích hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh đảm bảo quy chuẩn đáp ứng nhu cầu du khách lưu trú, đặc biệt du khách quốc tế. Chú trọng khôi phục các sinh hoạt văn hóa mang sắc thái địa phương như khặp, múa sạp của người Thái, xường của người Mường, phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương như mây tre đan, dệt thổ cẩm và một số ngành nghề quan trọng khác, tạo ra các sản phẩm đặc sắc của địa phương, phục vụ du khách khi đến du lịch.

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của UBND huyện Bá Thước, năm 2022, huyện Bá Thước đón gần 83.000 lượt du khách, vượt 122% so với năm trước, trong đó khách quốc tế đón gần 5.000 lượt, khách trong nước hơn 77.000 lượt. Toàn huyện có 94 cơ sở lưu trú. Trong đó: Dạng homestay, nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông là 74 cơ sở, công suất đón trên 1.300 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương.

Năm 2023, huyện Bá Thước đón được 130 nghìn lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế 18 nghìn lượt, khách trong nước 112 nghìn lượt. Doanh thu du lịch ước đạt trên 100 tỷ đồng.

Xây dựng thương hiệu phát triển du lịch bền vững

Ông Lê Minh Trình đại diện Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Bocbandi Retreat cho biết: “Du khách đến với Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Bocbandi Retreat sẽ được thưởng thức, trải nghiệm cùng người dân bản địa công việc hàng ngày, tối thứ 7 và chủ nhật tại khu nghỉ dưỡng tổ chức các hoạt động văn hóa như: Nhảy sạp, đốt lửa trại, uống rượu cần du khách hòa mình vào văn hóa bản địa. Tại khu nghỉ dưỡng chúng tôi phục vụ du khách cả bốn mùa trong năm. Năm 2022, đón 15.000 lượt khách. Năm 2023, đón 25.000 lượt khách. Từ đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024 đến ngày 12 tháng Giêng, khu nghỉ dưỡng Pù Luông Bocbandi Retreat đã đón 800 du khách trong nước và quốc tế, du khách được trải nghiệm Tết của người Việt Nam, qua việc gói, nấu bánh trưng và nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa”.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, huyện Bá Thước tập trung xây dựng Khu du lịch sinh thái Pù Luông trở thành khu du lịch cộng đồng trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, cơ sở vật chất đồng bộ, sản phẩm phục vụ cho du lịch đa dạng, đặc trưng, chất lượng cao đáp ứng các nhu cầu của du khách, tạo nên một nét riêng về du lịch Bá Thước. Lượng du khách ước đạt 120.000 lượt người/năm, trong đó 30% là khách quốc tế, có 80% tổng lượng du khách lưu trú du lịch cộng đồng. Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn 120 tỷ đồng/năm.

Lê Thanh

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top