Hà Nội niềm tin và hy vọng

14:41 10/10/2024 - Văn hóa xã hội
Có lẽ, trong các địa phương trên cả nước, Hà Nội là thành phố có nhiều bài hát nhất, những bài hát về Hà Nội đều là những tác phẩm để lại dấu ấn khó phai, đi cùng năm tháng đối với mỗi người dân Thủ đô và những ai mến yêu Hà Nội.

Tôi là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, ngoài kiến thức về lịch sử, tôi cũng là người yêu văn hóa - nghệ thuật, thích thưởng thức âm nhạc, mê những ca khúc dòng nhạc đỏ và trữ tình. Với tôi, bài hát "Hà Nội niềm tin và hy vọng" của Nhạc sỹ Phan Nhân là 1 ca khúc đặc biệt, ca khúc hay nhất trong nhiều ca khúc viết về Hà Nội mà tôi thích nghe và hay hát, dù hát không hay.

Thủ đô Hà Nội đang trải qua những ngày sôi động với chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Trong các chương trình nghệ thuật chính luận lớn tại Thủ đô đang diễn ra, chắc chắn không thể thiếu bài hát này, như là 1 bài "đinh" của mọi chương trình nghệ thuật của Hà Nội, hát về Hà Nội.

Hồ Gươm_Ảnh: TL

Tôi nghe bài hát này không chỉ với đôi tai của một khán thính giả, mà thẩm thấu nó với cái nhìn và con tim của 1 giáo viên bộ môn Lịch sử bởi những điều đặc biệt. Với tôi, theo cách hiểu của tôi thì các nhạc sỹ không chỉ đơn thuần là những người làm công tác nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật mà chính họ là những người viết sử bằng những lời ca, nốt nhạc. Nhạc sỹ Phan Nhân với tác phẩm "Hà Nội niềm tin và hy vọng" là một trong nhiều nhạc sỹ như vậy.

Bài hát "Hà Nội niềm tin và hy vọng" có nhiều cảm xúc mà tôi tâm đắc, yêu mến nhất đó là: Tác giả của ca khúc nổi tiếng này không phải là người con sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, quê gốc Hà Nội. Nhạc sỹ Phan Nhân quê ở An Giang. Năm 1954, 70 năm trước ông rời miền Tây Nam Bộ ra sống ở Hà Nội. Ông đã sống, trải nghiệm sâu sắc về đất và người Hà Nội với thời gian không dài. Nhưng ông đã có 1 tác phẩm để đời về Hà Nội, như một dấu ấn của ông với Hà Nội. Có lẽ chỉ có trái tim biết rung động rất sâu sắc với Hà Nội, một tình yêu vô bờ bến với Hà Nội mới là lý do để ông sáng tác ca khúc về Hà Nội hay đến như thế.

Chính "niềm tin" vô bờ bến, "hy vọng" mãnh liệt vào tương lai sáng tươi đó của ông, của cả một dân tộc để quân và dân Hà Nội vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để đánh bại quân thù, để sau này sẽ xây dựng Thủ đô yêu quý "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như lời mong mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu.

Giai điệu trầm hùng, lời ca thiết tha của bài hát này đã hòa quyện vào nhau làm nên một "nòng pháo vẫn vươn lên trời cao" trong những ngày tháng chống Mỹ cứu nước. Hà Nội của mùa Đông năm 1972 với 12 ngày đêm "nòng pháo vẫn vươn lên trời cao" đã lên một "Điện Biên Phủ trên không" để sau đó buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris 27/1/1973.

Trong lịch sử, Hà Nội đã từng được cha ông ta chọn là nơi đóng đô, định vương triều. Hà Nội đã là trái tim của cả nước, là "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", là "thành phố vì hòa bình". Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội luôn mãi là niềm tin và hy vọng, không chỉ của hôm nay và cả mai sau. Mỗi khi Thủ đô yêu dấu của chúng ta kỷ niệm những ngày đại lễ, ca khúc "Hà Nội niềm tin và hy vọng" lại được liên tục, liên tiếp ngân lên đầy xúc động, thiêng liêng và tự hào.

Hơn nửa thế kỷ qua từ khi ca khúc này ra đời, ca sỹ Trần Khánh là người đầu tiên được Nhạc sỹ Phan Nhân lựa chọn và hát bài này trên làn sóng điện Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi lần lượt các ca sỹ có tên tuổi Quý Dương, Trung Kiên, Doãn Tần, Quang Lý, Ngọc Tân, Quang Thọ đến tam ca Đăng Dương - Trọng Tấn - Việt Hoàn, Quốc Hưng, Phúc Tiệp, Xuân Hảo, Tiến Lâm..., mỗi người một phong cách, một chất giọng nhưng đều đã thể hiện rất xúc động và hát thành công ca khúc hùng tráng này trong nhiều sân khấu lớn.

Người ta có thể không còn nhớ tác giả của bài hát này là Phan Nhân, nhưng nhắc về Hà Nội, có lẽ không ai quên được bài hát này. Như một điểm nhấn, một cái "ghim" đã "găm" chặt vào tim, chạm đến con tim của hàng chục triệu khán thính giả yêu Hà Nội. "Hà nội niềm tin và hy vọng" là biểu tượng của một tình yêu sâu nặng đã được thử thách và hun đúc trong một thời gian dài của một người con ở đất phương Nam với Hà Nội.

Ca khúc này đã trở thành một thông điệp, một biểu tượng văn hóa không riêng gì của Thủ đô mà còn là cội nguồn làm nên sức mạnh của cả một dân tộc, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử.

Trần Trung Hiếu

Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top