Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đổi mới, chuẩn hóa chương trình đào tạo báo chí truyền thông, xuất bản

01:46 09/09/2023 - Diễn đàn
Ngày 8/9, Đoàn công tác do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Học viện Báo chí và Tuyên truyền về kiểm tra, đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác báo chí, xuất bản; chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ trọng tâm nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo_Ảnh: Phương Hoa

PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, từ năm 1962 đến nay, Học viện đã đào tạo, bồi dưỡng hàng chục nghìn cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông cho Đảng, Nhà nước. Nhiều người được đào tạo tại Học viện đã, đang giữ trọng trách cao trong các cơ quan tuyên giáo, báo chí, xuất bản và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị của đất nước.

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều đề xuất, kiến nghị với Ban Tuyên giáo Trung ương và các ban, bộ, ngành Trung ương.

Theo đó, Học viện đề xuất Ban Tuyên giáo Trung ương sớm có tổng kết về công tác đào tạo nguồn nhân lực làm công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông trên cả nước để đánh giá những thành công, hạn chế, bất cập từ đó có những chỉ đạo phù hợp trong công tác đào tạo, quản lý lĩnh vực này trên cả nước. Ban tham mưu cho Đảng, Nhà nước tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông nhằm thu hút nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này; xây dựng quy hoạch tổng thể các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác tuyên giáo, báo chí, xuất bản, truyền thông từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045; sắp xếp lại các cơ sở hiện có theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên sâu, tập trung...

Học viện đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương tiếp tục cùng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Tuyền thông quan tâm, tạo điều kiện, đầu tư các nguồn lực cho Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện thành công Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, phát triển Trường thành cơ giáo dục đại học trọng điểm quốc gia...

Trong buổi làm việc, nhiều ý kiến, thảo luận của các đại biểu đã tập trung trao đổi các nội dung, phương hướng và đề xuất tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tư tưởng - văn hóa, báo chí, xuất bản, truyền thông cho Đảng, Nhà nước.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt được. Học viện đã và đang nỗ lực không ngừng đổi mới, sáng tạo, xứng đáng là một trong những cơ sở trọng điểm đào tạo, bồi dưỡng phóng viên, biên tập viên báo chí, xuất bản; là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tham gia góp ý xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tư tưởng, báo chí, xuất bản và truyền thông.

Quang cảnh buổi làm việc_Ảnh: Phương Hoa

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, Nghị quyết của Đảng luôn đặt vấn đề xây dựng nền báo chí và truyền thông cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Tinh thần chung của Nghị quyết Đại hội XIII xác định phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển báo chí và truyền thông đến năm 2025. Nội dung rất quan trọng được xác định là xây dựng nguồn lực đội ngũ những người làm báo chí, xuất bản và truyền thông; phát triển loại hình truyền thông mới, nhất là truyền thông trên nền tảng Internet và mạng xã hội.

Do đó, yêu cầu đặt ra về chương trình đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyền truyền là cần phải đổi mới nội dung, phương thức, hình thức và chương trình đào tạo để đáp ứng với điều kiện đổi mới báo chí, xuất bản và truyền thông. Học viện cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đào tạo báo chí, truyền thông và xuất bản.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng các ý kiến, kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc hết sức thiết thực, xác đáng, rõ ràng. Ban Tuyên giáo Trung ương, các bộ, ngành, cơ quan chức năng có định hướng chỉ đạo Học viện trong việc chuẩn hóa về nội dung chương trình đào tạo, khung đào tạo, đáp ứng yêu cầu đặt ra, bám sát nhu cầu của thực tiễn xã hội và yêu cầu về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, trong đó, đề cao việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong làm báo và viết báo.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, công tác đào tạo, quản lý giáo dục đề cao vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy tâm huyết, yêu nghề, truyền cảm hứng kinh nghiệm thực tiễn cho thế hệ sinh viên có bản lĩnh nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu và hội nhập quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, việc đào tạo báo chí, truyền thông về lĩnh thông tin đối ngoại cần được đẩy mạnh; đưa các yếu tố vùng miền vào trong công tác đào tạo, đặc biệt không để thiếu thông tin vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. 

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top